Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc có rút lại được không? Các trường hợp công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
>> Lao động thời vụ Tết 2025 có phải ký hợp đồng không?
Căn cứ Điều 38 Bộ luật Lao động 2019, quy định hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
Theo đó, người lao động có thể rút lại đơn xin nghỉ việc đã nộp trước khi hết thời hạn báo trước được quy định chi tiết tại Mục 2, phải thông báo bằng văn bản cho công ty và được công ty đồng ý.
Tóm lại, người lao động có quyền xin rút lại đơn xin nghỉ việc trước khi kết thúc thời hạn báo trước nhưng phải được công ty chấp thuận.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Người lao động nộp đơn xin nghỉ việc có rút lại được không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019, người lao động xin nghỉ việc phải báo trước trong khoảng thời gian như sau:
(i) Ít nhất 45 ngày: nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
(ii) Ít nhất 30 ngày: nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 - 36 tháng.
(iii) Ít nhất 03 ngày làm việc: nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
(iv) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù được quy định Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Người lao động có quyền nghỉ việc không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2019.
- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
- Công ty cung cấp thông tin không trung thực về công việc, địa điểm làm việc, điều kiện làm việc, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, tiền lương, hình thức trả lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ và vấn đề khác liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà người lao động yêu cầu làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
(Theo khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019)
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Lao động 2019, quy định các trường hợp công ty không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động:
1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.