Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương không? Người lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản bao lâu?
>> Người lao động nghỉ bệnh cần chữa trị dài ngày có được hưởng lương ngày lễ không?
>> Mức bồi thường tối đa của bảo hiểm xe máy đối với thiệt hại tài sản là bao nhiêu?
Chế độ nâng lương là nội dung bắt buộc phải thỏa thuận trong hợp đồng lao động (theo điểm e khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019).
Các bên có thể tự do thỏa thuận về các điều kiện liên quan đến nâng lương, bao gồm thời gian, mức lương sau khi nâng, hoặc áp dụng theo thỏa ước lao động tập thể hay quy định của người sử dụng lao động.
Để xác định thời gian nghỉ thai sản của người lao động có được tính vào thời gian xét nâng lương hay không, cần dựa vào nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Nếu trong hợp đồng không đề cập, cần căn cứ vào thỏa ước lao động tập thể hoặc quy chế của doanh nghiệp.
+ Trường hợp có quy định tính thời gian nghỉ thai sản: Người lao động sẽ được xét nâng lương theo thỏa thuận.
+ Trường hợp loại trừ thời gian nghỉ thai sản: Người lao động sẽ không được xét nâng lương trong giai đoạn này.
Như vậy, quyền lợi nâng lương trong thời gian nghỉ thai sản phụ thuộc hoàn toàn vào thỏa thuận ban đầu giữa công ty và người lao động hoặc các quy định cụ thể của công ty.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV (được sửa bởi, bổ sung khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV), quy định chế độ nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Chế độ nâng bậc lương thường xuyên
1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:
…
b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:
- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
- Thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tham gia phục vụ tại ngũ theo Luật Nghĩa vụ quân sự.
Như vậy, đối với cán bộ, công chức, viên chức thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương.
Tổng hợp toàn bộ biểu mẫu về quy trình giải quyết hưởng chế độ BHXH mới nhất |
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản có được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quy định thời gian hưởng chế độ khi sinh con như sau:
- Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
- Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Lưu ý: Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần (theo khoản 7 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Lao động nam đang đóng BHXH khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
- 5 ngày làm việc.
- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.
- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.