Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc có được coi là thời gian làm việc để tính phép năm? Trường hợp bị tạm đình chỉ công việc? Thời hạn tạm đình chỉ công việc?
>> Sa thải lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể bị phạt đến 03 năm tù?
>> Công ty giữ lương nhân viên bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 10 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
…
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động thì được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động.
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc có được tính phép năm không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, quy định tạm đình chỉ công việc của người lao động như sau:
Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Như vậy, người lao động bị tạm đình chỉ công việc khi vi phạm nội quy lao động khi vi phạm nội quy lao động. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
(i) Vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp.
(ii) Nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.
(iii) Chỉ được tạm đình chỉ công việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.
Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019, quy định thời hạn tạm đình chỉ công việc của người lao động như sau:
Tạm đình chỉ công việc
…
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm việc.
Như vậy, thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt không quá 90 ngày.
Lưu ý:
- Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc.
- Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, công ty phải nhận người lao động trở lại làm việc.
|