Trong một số trường hợp doanh nghiệp phải thực hiện việc tạm đình chỉ công việc của người lao động bị xử lý kỷ luật. Việc tạm đình chỉ công việc được quy định như sau:
>> Kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động
>> Thủ tục báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động
Theo đó thì việc tạm đình chỉ công việc được xem là một hình thức tạm ngưng hoạt động để xác minh vụ việc và được căn cứ dựa trên nội quy lao động (nếu doanh nghiệp có đăng ký nội quy lao động) hoặc dựa trên hợp đồng lao động (nếu doanh nghiệp không có đăng ký nội quy lao động).
Lưu ý: Việc tạm đình chỉ công việc chỉ được thực hiện khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên. Tuy nhiên doanh nghiệp không có tổ chức đại diện lao động vì số lượng lao động nhỏ lẻ (dưới 10 người) nên căn cứ để doanh nghiệp tạm đình chỉ công việc của người lao động là dựa vào thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc nội quy lao động của doanh nghiệp.
Tạm đình chỉ công việc do xử lý kỷ luật lao động (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 37 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động không tham gia là thành viên của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để những người lao động này tự lựa chọn thành viên đại diện cho họ (sau đây gọi là nhóm đại diện đối thoại của người lao động) để tham gia đối thoại với doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 41 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động bị tạm đình chỉ là thành viên thì doanh nghiệp và tổ chức đại diện người lao động có thể trao đổi bằng văn bản hoặc thông qua trao đổi trực tiếp giữa đại diện tham gia đối thoại của bên doanh nghiệp và đại diện đối thoại của tổ chức đại diện người lao động.
Tham khảo: Mẫu quyết định tạm đình chỉ công việc do xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ khoản 2 Điều 128 Bộ luật lao động 2019, thời hạn tạm đình chỉ không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc, người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, doanh nghiệp phải nhận người lao động trở lại làm việc.
(i) Quyền khiếu nại về việc tạm đình chỉ công việc
Người lao động nhận thấy quyết định tạm đình chỉ công việc mà doanh nghiệp đưa ra đối với mình là không thỏa đáng thì người lao động có quyền khiếu nại với doanh nghiệp, với cơ quan có thẩm quyền Chính phủ về giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực lao động hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.
(Căn cứ Điều 131 Bộ luật lao động 2019 và Điều 73 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
(ii) Thủ tục khiếu nại
- Khiếu nại lần đầu: Khiếu nại với doanh nghiệp về quyết định tạm đình chỉ công việc. Nếu người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu thì người lao động khiếu nại lần hai.
- Khiếu nại lần hai: Khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
(Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP)