Giá trị của biên lai được xác định dựa vào điều gì? Những trường hợp nào biên lai bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật? Xác định biên lai đã tiêu hủy được quy định như thế nào?
>> Chủ đầu tư nhà ở hình thành trong tương lai có quyền và nghĩa vụ gì?
>> Mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn gây tai nạn giao thông phạt đến 22 triệu đồng?
Căn cứ tại Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định về giá trị của biên lai được xác định cụ thể như sau:
1. Lập biên lai
Nội dung trên biên lai phải đúng với nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; biên lai phải được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.
Nội dung lập trên biên lai phải được thống nhất trên các liên có cùng một số biên lai, nếu ghi sai, hỏng thì người thu tiền không được xé khỏi cuống hoặc nếu đã xé thì phải kèm theo tờ biên lai đã ghi sai, hỏng; tổ chức thu phí, lệ phí khi lập biên lai phải đóng dấu của tổ chức thu phí, lệ phí vào góc trên, bên trái liên 2 của biên lai (liên giao cho người nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước).
2. Biên lai được lập theo đúng hướng dẫn khoản 1 Điều này là chứng từ hợp pháp để thanh toán, hạch toán và quyết toán tài chính.
Trường hợp không đáp ứng các hướng dẫn tại khoản 1 Điều này thì không có giá trị thanh toán và không được hạch toán, quyết toán tài chính.
…
Theo đó giá trị của biên lai được xác định dựa vào việc biên lai đó có lập theo đúng hướng dẫn được quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hay không, việc biên lai được lập tuân thủ đúng chỉ dẫn là căn cứ để biên lai được xem là một chứng từ hợp pháp dùng để thanh toán, hạch toán và quyết toán tài chính.
Ngược lại nếu biên lai được lập không đảm bảo việc tuân thủ các chỉ dẫn nêu trên thì không có giá trị thanh toán đồng nghĩa không được hạch toán và quyết toán tài chính.
File Word Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 13/01/2025] |
Giá trị của biên lai được xác định dựa vào điều gì (Hình minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp biên lai bị tiêu hủy như sau:
- Biên lai đặt in bị in sai, in trùng, in thừa phải được tiêu hủy trước khi thanh lý hợp đồng đặt in biên lai thu phí, lệ phí.
- Các loại biên lai đã lập của các đơn vị kế toán được tiêu hủy theo quy định của pháp luật về kế toán.
- Tổ chức thu phí, lệ phí có biên lai không tiếp tục sử dụng phải thực hiện tiêu hủy biên lai.
- Trường hợp các loại biên lai chưa lập nhưng là vật chứng của các vụ án thì không tiêu hủy mà được xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc xác định biên lai đã tiêu hủy như sau:
|