Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương thay không? Công ty trả lương không đúng hạn bị phạt bao nhiêu tiền? Trường hợp nào công ty trả lương bằng ngoại tệ?
>> Gây rối trật tự công cộng Tết 2025 bị xử lý ra sao?
>> Tự ý tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Ất tỵ 2025 có bị phạt không?
Căn cứ khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, quy định nguyên tắc trả lương như sau:
Nguyên tắc trả lương
1. Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Theo đó, trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì công ty có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
Như vậy, người lao động được ủy quyền cho người khác nhận lương thay.
Trên đây là giải đáp cho câu hỏi “Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương thay không?”
File Word Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 21/10/2024] |
Người lao động có được ủy quyền cho người khác nhận lương thay không (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
(i) Trường hợp chậm trả lương vì lý do bất khả kháng:
- Căn cứ khoản 4 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà công ty đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày.
- Trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì công ty phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
(ii) Chậm trả lương vì lý do khác:
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương.
Vi phạm quy định về tiền lương
…
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật;...
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, công ty chậm trả lương vì lí do khác bị phạt như sau:
- Từ phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng dựa trên số người lao động bị chậm trả.
- Ngoài ra, buộc công ty phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm (theo điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Căn cứ khoản 2 Điều 95 Bộ luật Lao động 2019, quy định trả lương như sau:
Trả lương
1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).
Như vậy, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì công ty có thể trả lương bằng ngoại tệ.