Pháp luật quy định như thế nào về việc, tự ý tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Ất tỵ 2025 có bị phạt hay không? Pháo hoa gồm có bao nhiêu loại? Cụ thể là những loại nào?
>> Có được cắt lương thay xử lý kỷ luật lao động không?
>> Công ty bị phạt bao nhiêu tiền khi xử lý kỷ luật không đúng quy định?
Theo đó, để giải đáp được vấn đề “Tự ý tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Ất tỵ 2025 có bị phạt không?”, cần căn cứ theo các quy định tại Điều 11 và Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP). Phải xác định những đối tượng nào được sử dụng pháo hoa và trường hợp nào được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ. Cụ thể như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Và gồm có 08 trường hợp được sử dụng pháo hoa, pháo hoa nổ, là:
(i) Tết Nguyên đán.
(ii) Giỗ Tổ Hùng Vương.
(iii) Ngày Quốc khánh.
(iv) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ.
(v) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch).
(vi) Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(vii) Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
(viii) Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng..
Như vậy, chỉ được tự ý tổ chức bắn pháo hoa (không phải pháo hoa nổ) và phải mua tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. Pháo hoa nổ phải được sử dụng theo quy định pháp luật hiện hành.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Giải đáp thắc mắc: Tự ý tổ chức bắn pháo hoa mừng Tết Ất tỵ 2025 có bị phạt không (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 và điểm n khoản 2, điểm a khoản 3, điểm a khoản 7 điểm b khoản 8 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, gồm những nội dung sau đây:
(i) Đối với cá nhân
Phat tiền từ 2 triệu – 5 triệu đồng nếu giao pháo hoa nổ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện sử dụng.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
n) Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;
...
(ii) Đối với tổ chức
Tổ chức có hành vi giao pháo hoa nổ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện sử dụng, sẽ bị phạt từ 4 triệu – 10 triệu đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(i) Đối với cá nhân
Phạt tiền từ 5 triệu – 10 triệu nếu trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
...
a) Trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố vũ khí, công cụ hỗ trợ, pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
...
(ii) Đối với tổ chức
Tổ chức có hành vi trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ, pháo hoa nhập lậu hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép, sẽ bị phạt từ 10 triệu – 20 triệu đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
(iii) Mức phạt bổ sung và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài việc phạt tiền, đối với cả tổ chức và cả cá nhân có hành vi vi phạm còn bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm. Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.