Năm 2024, khi nào người lao động được thanh toán tiền nghỉ phép năm? Người lao động tiếp tục làm có được thanh toán tiền đối với những ngày chưa nghỉ phép năm hay không?
>> Năm 2024, công ty có được gộp nhiều tháng tiền lương rồi trả một lần không?
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Theo đó, chỉ có hai trường hợp người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết là trường hợp ngoài lao động thôi việc hoặc mất việc làm.
Đối với trường hợp người lao động vẫn tiếp tục làm việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì không được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Tuy nhiên, nếu người sử dụng thỏa thuận thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ trong những trường hợp này theo hướng có lợi hơn cho người lao động được khuyến khích theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Bộ luật Lao động 2019.
(Theo Công văn 514/ATLĐ-CSBHLĐ ngày 22/10/2021)
Công cụ chuyển lương GROSS sang NET và ngược lại |
File Excel tính tiền lương làm thêm giờ, làm ban đêm 2024 với người lao động |
Bảng tra cứu mức lương tối thiểu vùng theo cấp huyện từ ngày 01/7/2024 |
Người lao động thôi việc hoặc mất việc được thanh toán tiền lương nghỉ phép năm
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm theo khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm.
Theo đó, tiền lương ngày phép chưa nghỉ được tính như sau:
Tiền lương ngày phép chưa nghỉ |
= |
Tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề |
: |
Số ngày làm việc bình thường |
X |
Số ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết |
Căn cứ khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Như vậy, trong trường hợp trên người lao động có thể dồn những ngày nghỉ phép năm 2024 chưa sử dụng sang năm 2025 để nghỉ một lần. Tuy nhiên, người lao động cần phải thỏa thuận với công ty về vấn đề này và phải được công ty đồng ý.
Điều 101. Tạm ứng tiền lương – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi. 2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng. Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương. 3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Điều 114. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc – Bộ luật Lao động 2019 Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày. Điều 37. Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động – Bộ luật Lao động 2019 1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này. 2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý. 3. Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. |