Những trường hợp nào được cấp lại thẻ trợ trợ giúp viên pháp lý? Người được trợ giúp pháp lý có những nghĩa vụ nào theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017?
>> Ngày 28/2 là ngày mấy âm lịch? Có những sự kiện gì ngày 28/2 hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý cụ thể như sau:
1. Người đã được cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý được cấp lại thẻ trong trường hợp bị mất hoặc bị hư hỏng.
2. Người đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý gửi đơn đề nghị đến Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Sau khi nhận được đơn của người đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập hồ sơ gửi Giám đốc Sở Tư pháp.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý;
b) 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
c) Thẻ trợ giúp viên pháp lý bị hư hỏng hoặc xác nhận của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong trường hợp thẻ bị mất.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Giám đốc Sở Tư pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý.
5. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý.
Theo đó, người được cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý trong các trường hợp bị mất hoặc hư hỏng thẻ. Đồng thời, hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý cần chuẩn bị bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý.
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm.
- Thẻ trợ giúp viên pháp lý bị hư hỏng hoặc xác nhận của Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong trường hợp thẻ bị mất.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Những trường hợp nào được cấp lại thẻ trợ trợ giúp viên pháp lý (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về các nghĩa vụ của người được trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
|
Tại điều 3 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 có quy định về các nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý cụ thể như sau:
1. Tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý.
2. Kịp thời, độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
3. Bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.
4. Không thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý.
Theo đó, không được thu tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý được quy định là một trong các nguyên tắc trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật hiện hành.