Ngày 28/2 là ngày mấy âm lịch? Có những sự kiện gì ngày 28/2 hay không? Người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
>> Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế trong Công an nhân dân có những trách nhiệm gì?
>> Lịch thi đấu lễ hội pháo hoa Đà Nẵng năm 2025 là khi nào? Có những đội nào tham gia?
Ngày 28/2 dương lịch 2025 rơi vào ngày thứ 6 trong tuần và là ngày 01/2 âm lịch năm Ất Tỵ.
Ngày 28/2 có các sự kiện nổi bật sau:
- Ngày 28/2/1962, địch mở một chiến dịch lớn nhằm đánh vào vùng U Minh Hạ (Cà Mau) với mục tiêu dồn 60.000 dân vào "Ấp chiến lược". Quân và dân U Minh đã phản kháng mạnh mẽ bằng cả đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị. Hàng ngày, có từ 300 đến 500 người kéo đến trụ sở tề quận và đồn bốt để tố cáo tội ác của địch.
Song song với các hoạt động đấu tranh chính trị, ta đã tiến hành tấn công vào những vị trí sơ hở của địch, như Đầm Dơi và Cái Nước, đồng thời bức rút 4 căn cứ khác. Tính chung trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch, địch đã bị đánh 725 trận, với 572 tên chết và 558 tên bị thương.
- Ngày 28/2/1949, chiến dịch Lao - Hà (Lào Cai - Hà Giang) được khởi động bằng . Để phối hợp với hướng chính ở Đông Bắc, vào ngày 18 tháng 3, ta đã tiêu diệt vị trí phố Lu (Lào Cai) cùng với 11 vị trí xung quanh Hoàng Xu Phì (Hà Giang). Trong suốt chiến dịch diễn ra từ 28/2 đến 18/3 năm 1949, ta đã giải phóng một vùng đất rộng lớn, cô lập Hoàng Xu Phì và mở rộng thêm 3000 km² vùng căn cứ địa.
- Ngày 28/2/1977 Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã ra quyết định thành lập Sân bay quốc tế Nội Bài ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Lưu ý, nội dung “Ngày 28/2 là ngày gì? Có những sự kiện gì ngày 28/2 hay không?” chỉ mang tính chất tham khảo.
![]() |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Ngày 28/2 là ngày mấy âm lịch; Có những sự kiện gì ngày 28/2 hay không
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương đối với người lao động như sau:
|
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động cụ thể như sau:
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.