Hiện nay Tiêu chuẩn Việt Nam nào về bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ? Khuyến nghị thực hành? Cách thức bốc xếp, bảo quản dạng hở được quy định như thế nào? – Đức Long (Bình Phước).
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-2:2008: bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ–Khuyến nghị thực hành. Theo đó, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7857-2:2008 có một số nội dung nổi bật như sau:
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 7587-1 (ISO 6322-1), Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 1: Khuyến nghị chung về bảo quản ngũ cốc.
TCVN 7857-3 (ISO 6322-3), Bảo quản ngũ cốc và đậu đỗ - Phần 3: Kiểm soát sự xâm nhập của dịch hại.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Mọi hệ thống bảo quản cần có cách thức bốc xếp hàng hóa vào kho và ra khỏi kho. Cách thức bốc xếp cần được chọn để làm giảm thiểu sự hư hỏng hoặc suy giảm chất lượng của hạt và các thùng chứa. Trong thực tế, các cách thức bốc xếp này phải hạn chế sự phân tán bụi trong nhà kho hoặc môi trường lân cận.
- Yêu cầu chung
Bảo quản dạng hở có chi phí thấp nhất nhưng là phương pháp kém an toàn nhất. Ở đây có nguy cơ cao do sự phá hoại của chim, loại gậm nhấm, côn trùng và nhóm động vật nhỏ [xem TCVN 7857-3:2008 (ISO 6322-3:1989)], sự phát triển của nấm, hư hỏng do thời tiết xấu, do trộm cắp và do những rủi ro khác. Nói chung, bảo quản dạng hở này chỉ nên áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn. Phương pháp bảo quản này có thể được sử dụng khi vụ mùa bội thu không còn đủ phương tiện để bảo quản. Cách bảo quản này phải được thực hiện ở nơi khô và mát.
- Bảo quản không mái che
Bảo quản không mái che là thích hợp hơn ở các nước ôn đới, tại đây có những cơn mưa rào đột ngột, ngắn, nên chỉ ảnh hưởng đến bề mặt (tới độ sâu khoảng 5 cm) và trời nắng sau đó sẽ làm hạt khô dần hạt trở lại. Dĩ nhiên, việc phơi nắng như thế có thể dẫn đến sự hư hỏng do “biến mầu”. Cũng có thể bảo quản dưới tuyết hoặc ở nhiệt độ lạnh, vì nhiệt độ thấp sẽ hạn chế sâu mọt và nấm mốc phát triển. Tuy nhiên, vẫn có một vài loại nấm mốc sinh độc tố cũng có thể phát triển ở nhiệt độ gần với nhiệt độ đông lạnh trên các hạt bị ướt do tuyết, do đó hết sức thận trọng khi áp dụng phương pháp bảo quản này.
Nếu có thể, nên thực hiện bảo quản dạng hở ở trên bề mặt “cứng” hoặc trên bề mặt nhẵn khác cách mặt sàn 0,5 m và có lắp hệ thống cách ly để tránh mưa chảy qua nền nhà và tránh ẩm từ sàn và dễ dàng thu gom hạt.
Với hạt để rời, đôi khi có thể thực hiện thông khí nhân tạo nhưng không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
- Bảo quản có mái che
Đôi khi, có thể dựng một mái che tạm bằng khung gỗ lợp tôn múi, để che đống bao hoặc đống hạt; có thể dùng vải bao đay hoặc giấy dầu để bảo vệ ”tường” để bảo vệ khỏi thời tiết.
Với cách khác, có thể dùng vải hạt không thấm nước để phủ khối hạt (dạng để rời hoặc đóng bao) để tránh ánh nắng mặt trời và đổ mô hôi. Mái che cũng cần phải dễ dàng gấp lại trong những ngày khô để bay hơi lượng nước ngưng tụ. Mái che cũng cần phải được cố định bằng các vật nặng (lốp xe ôtô, bao cát, gạch v.v…) được đặt ở chân đống hạt. Mái che phải được phủ dư thêm ít nhất 50 cm vì phải tính đến chiều gió hay thổi nhất.
Thông thường, ngô bắp hay được bảo quản trong các khung cũi không vách, ví dụ như khung có thành được bọc bằng lưới thép để ngô tiếp tục khô trong không khí. Ngô bắp có thể bảo quản tương đối dễ dàng và an toàn vì không bị hư hỏng cơ học do tách hạt. Khung cũi không vách cần phải có mái che để tránh mưa và hạn chế nấm mốc phát triển. Cần đặc biệt chú ý bảo vệ ngô khỏi sự phá hoại của chim và loài gặm nhấm [xem TCVN 7857-3 (ISO 6322-3)].