Hiện nay đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam nào về chất lượng nước, xác định nitơ liên kết? Phạm vi áp dụng như thế nào? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn! – Thanh Bình (Bình Thuận).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24/11/2023
>> Đã thông qua Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự 2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6624-2:2000 về Chất lượng nước - Xác định nitơ - Phần 2 - Xác định nitơ liên kết bằng huỳnh quang sau khi đốt mẫu và oxy hoá thành nitơ đioxit do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành. Theo đó, Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6624-2:2000 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6624-2:2000 quy định phương pháp xác định nitơ trong nước dưới dạng amoniac tự do, amoni, nitrit, nitrat và các hợp chất hữu cơ có khả năng chuyển thành nitơ dioxyt trong các điều kiện oxy hoá được đưa ra. Việc xác định được thực hiện bằng máy sử dụng huỳnh quang. Khí nitơ hoà tan không được xác định bằng phương pháp này.
Phương pháp này được áp dụng để phân tích nước ngọt, nước biển, nước uống, nước mặt, nước thải và nước thải đã xử lý.
- Khoảng nồng độ:
Khoảng nồng độ của phương pháp phụ thuộc vào thể tích tiêm, đó là đặc tính của máy. Có thể xác định được nitơ đến 200 mg/l. Nồng độ lớn hơn có thể xác định được bằng cách pha loãng mẫu.
- Giới hạn phát hiện:
Giới hạn phát hiện phụ thuộc vào máy được dùng. Với thể tích tiêm thích hợp, giới hạn phát hiện là 0,5 mg/l.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696:1987) Nước để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993: 1995 (ISO 5667-3:1994) Chất lượng nước - Lấy mẫu - Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu.
Oxy hoá mẫu chứa nitơ bằng cách đốt trong khí oxy ở 1000oC để chuyển nitơ thành oxyt nitric. Phản ứng với ozon cho nitơ dioxyt hoạt hoá (NO2*). Định lượng nồng độ nitơ bằng huỳnh quang.
- Những yêu cầu chung:
Khi phân tích chỉ dùng nước tinh khiết phân tích ở độ 3 theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696) và các thuốc thử tinh khiết phân tích. Hàm lượng nitơ liên kết trong nước dùng để chuẩn bị các dung dịch chuẩn cần tinh khiết, tạp chất nếu có phải nhỏ hơn nồng độ nitơ thấp nhất.
- Axit clohydric, ρ= 1,12 g/ml.
- Dung dịch gốc nitơ, ρ = 1,000 g/l.
+ Hoà tan (4,717 ± 0,001) g amoni sunfat (NH4)2 SO4 đã sấy khô ở (105 ± 2)oC đến khối lượng không đổi trong bình định mức 1000 ml, thêm nước đến vạch.
+ Hoà tan (7,219 ± 0,001) g kali nitrat KNO3 đã sấy khô ở (105 ± 2)oC đến khối lượng không đổi trong bình định mức 1000 ml và thêm nước đến vạch.
+ Trộn 2 thể tích bằng nhau của 4.3.1 và 4.3.2 để được dung dịch chuẩn.
- Dung dịch gốc kiểm tra nitơ, p = 1,000 g/l.
Hoà tan (5,358 ± 0,001)g glycin (NH2 - CH2 - COOH) trong bình định mức 1000 ml và thêm nước đến vạch.
- Oxy, 99,7% (V/V).
- Máy để xác định nitơ liên kết bằng oxy hoá, có bình phản ứng, thiết bị tiêm mẫu tự động, thiết bị trộn đều mẫu, detector huỳnh quang và hệ thống xử lý số liệu. Có thể dùng thiết bị tiêm mẫu bằng tay. Thiết bị cần kiểm tra với mẫu kiểm tra theo chỉ dẫn của hãng sản xuất.
- Máy trộn.
- Thiết bị lọc.
- Bơm tiêm.
- Cần lấy mẫu đại diện (nhất là mẫu chứa chất không tan) và tránh làm nhiễm bẩn. Xem Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3).
- Chứa mẫu vào bình thuỷ tinh hoặc plastic, đậy kín.
+ Phân tích mẫu ngay.
Chú thích 1: Để lâu có thể gây kết quả thấp (nhất là mẫu có vi sinh vật).
+ Mẫu có thể được ổn định bằng cách thêm HCl (4.2) đến pH < 2 và bảo quản trong tủ lạnh ở (4 ± 2)oC trong 8 ngày.
+ Nếu cần thì dùng máy trộn (5.2) để lấy ra được mẫu đại diện (xem 7). Nếu không được thì lọc qua cái lọc có đường kính lỗ 0,45 µm.