Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý? Cụ thể vấn đề này được quy định như thế nào? – Trà My (Bà Rịa – Vũng Tàu).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 13606:2023: Cấp nước-mạng lưới đường ống và công trình yêu cầu thiết kế
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/09/2023
Hiện tại, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 (ISO 19011:2018); và Tiêu chuẩn này thay thế cho Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2013 (ISO 19011:2011).
Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 có một số nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 đưa ra hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý, bao gồm các nguyên tắc đánh giá, quản lý chương trình đánh giá và tiến hành các cuộc đánh giá hệ thống quản lý, cũng như hướng dẫn về đánh giá năng lực của các cá nhân tham gia vào quá trình đánh giá. Các hoạt động này bao gồm (các) cá nhân quản lý chương trình đánh giá, chuyên gia đánh giá và đoàn đánh giá.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức cần hoạch định và tiến hành các cuộc đánh giá nội bộ hoặc bên ngoài đối với các hệ thống quản lý hoặc để quản lý chương trình đánh giá.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 cũng có thể được áp dụng cho các loại hình đánh giá khác, miễn là các xem xét đặc biệt được đưa ra đối với năng lực cụ thể cần thiết.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Việc đánh giá được đặc trưng bởi sự tin cậy trên cơ sở một số nguyên tắc. Những nguyên tắc này cần giúp cuộc đánh giá trở thành một công cụ hiệu lực và tin cậy trong việc hỗ trợ cho các chính sách và kiểm soát của lãnh đạo, thông qua việc cung cấp thông tin theo đó tổ chức có thể hành động để cải tiến kết quả thực hiện của mình. Việc tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc này là tiền đề cho việc đưa ra các kết luận đánh giá thích hợp và đầy đủ, cho phép các chuyên gia đánh giá làm việc độc lập với nhau mà vẫn đạt được những kết luận như nhau trong những tình huống đánh giá giống nhau.
Các hướng dẫn nêu ra ở Điều 5 đến Điều 7 của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 19011:2018 được dựa trên các nguyên tắc dưới đây.
Chuyên gia đánh giá và (những) người quản lý chương trình đánh giá cần:
- Thực hiện công việc của mình một cách có đạo đức, trung thực và trách nhiệm.
- Chỉ thực hiện hoạt động đánh giá khi mình có năng lực để thực hiện.
- Thực hiện công việc của mình một cách khách quan, nghĩa là duy trì sự công bằng, không thiên lệch trong tất cả các xử lý của mình.
- Nhạy bén với mọi ảnh hưởng có thể tác động tới suy xét của mình khi thực hiện đánh giá.
Các phát hiện đánh giá, kết luận đánh giá và báo cáo đánh giá phản ánh một cách trung thực và chính xác hoạt động đánh giá. Cần báo cáo những trở ngại đáng kể gặp phải trong quá trình đánh giá và những quan điểm khác biệt chưa được giải quyết giữa đoàn đánh giá và bên được đánh giá. Việc trao đổi thông tin cần trung thực, chính xác, khách quan, kịp thời, rõ ràng và đầy đủ.
Chuyên gia đánh giá cần có sự thận trọng phù hợp với tầm quan trọng của nhiệm vụ họ thực hiện, với sự tin cậy của khách hàng đánh giá và các bên quan tâm khác vào họ. Yếu tố quan trọng khi thực hiện công việc với sự thận trọng nghề nghiệp là khả năng đưa ra các suy xét hợp lý trong mọi tình huống đánh giá.
Chuyên gia đánh giá cần thận trọng trong việc sử dụng và bảo vệ thông tin thu được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Không nên sử dụng thông tin đánh giá một cách không thích hợp vì lợi ích cá nhân của chuyên gia đánh giá hoặc khách hàng đánh giá, hay theo cách làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của bên được đánh giá. Khái niệm này bao gồm việc xử lý thích hợp các thông tin nhạy cảm hoặc bí mật.
Các chuyên gia đánh giá cần độc lập với hoạt động được đánh giá nếu có thể thực hiện được và trong mọi trường hợp cần hành động không thiên vị và không có xung đột về lợi ích. Đối với các cuộc đánh giá nội bộ, chuyên gia đánh giá cần độc lập với hoạt động được đánh giá nếu có thể thực hiện được. Chuyên gia đánh giá cần duy trì sự vô tư trong suốt quá trình đánh giá để đảm bảo rằng các phát hiện đánh giá vá kết luận đánh giá chỉ dựa vào bằng chứng đánh giá.
Đối với các tổ chức nhỏ, chuyên gia đánh giá nội bộ có thể không có khả năng độc lập hoàn toàn với hoạt động được đánh giá, nhưng cần thực hiện mọi nỗ lực để loại bỏ sự thiên lệch và thúc đẩy tính vô tư.
Bằng chứng đánh giá cần có thể kiểm tra xác nhận được. Bằng chứng đánh giá thường dựa trên các mẫu thông tin sẵn có, do cuộc đánh giá được tiến hành trong một khoảng thời gian giới hạn với những nguồn lực giới hạn. Cần vận dụng việc lấy mẫu một cách thích hợp vì điều này liên quan chặt chẽ tới sự tin cậy của kết luận đánh giá.
Cách tiếp cận dựa trên rủi ro cần ảnh hưởng cơ bản đến việc hoạch định, tiến hành và báo cáo đánh giá nhằm đảm bảo rằng các cuộc đánh giá tập trung vào các vấn đề quan trọng đối với khách hàng đánh giá và đạt được các mục tiêu của chương trình đánh giá.