Công ty tôi sắp tới sẽ kinh doanh về kính xây dựng. Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào quy định về kính xây dựng? Phương pháp thử độ bền như thế nào? – Tuấn Anh (Thái Bình).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6415-11:2016: Gạch gốm ốp, lát-Phương pháp thử (Phần 11)
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12302:2018 về tấm tường nhẹ ba lớp xen kẹp
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7364-4:2018: Kính xây dựng-Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp (Phần 4). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7364-4:2018 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm các bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7737:2007, Kính xây dựng - Phương pháp xác định độ xuyên quang, độ phản quang, tổng năng lượng bức xạ mặt trời truyền qua và độ xuyên bức xạ tử ngoại;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7364-1:2018 (ISO 12543-1:2011), Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 1: Định nghĩa và mô tả các vật liệu thành phần;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7364-2:2018, Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 2: Kính dán an toàn nhiều lớp;
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7364-3:2018 (ISO 12543-3:2011), Kính xây dựng - Kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp - Phần 3: Kính dán nhiều lớp.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Mẫu thử là mẫu đại diện cho lô sản phẩm. Mẫu thử có thể là tấm kính nguyên được sản xuất phù hợp với kích thước mẫu thử hoặc được cắt ra từ tấm kính lớn. Mẫu được cắt ra từ tấm kính lớn phải có ít nhất một cạnh là cạnh gốc của tấm được cắt.
Cạnh gốc của tấm kính được cắt phải được đánh dấu.
Nếu như các cạnh của sản phẩm được mài bảo vệ thì các cạnh của tấm mẫu thử cũng được xử lý như vậy.
Giá để đỡ mẫu thử không được che phủ hai cạnh của mẫu đó. Nếu mẫu thử được cắt từ một tấm kính lớn thì ít nhất một cạnh gốc của tấm không bị che phủ.
Trước khi tiến hành thử phải kiểm tra mẫu tại một khoảng cách từ 300 mm đến 500 mm trên nền trắng đục. Chỉ các mẫu không có khuyết tật (ví dụ: bọt khí, bong rộp, vết vân) mới được sử dụng làm mẫu thử.
- Nguyên lý:
Mục đích của phép thử này nhằm xác định khả năng chịu nhiệt độ cao của kính dán trong một khoảng thời gian nhất định mà không làm thay đổi các tính chất của kính dán nhiều lớp và kính dán an toàn nhiều lớp. Sự thay đổi tính chất được đánh giá qua các khuyết tật bọt khí, bong rộp, vết vân (không bị biến màu).
- Kích thước và số lượng mẫu thử:
Sử dụng ba mẫu thử có kích thước không nhỏ hơn (100 x 300) mm.
- Quy trình thử:
+ Quy định chung:
Phép thử nhiệt độ cao có thể được tiến hành trong tủ sấy hoặc nồi hơi. Nhiệt độ thử là 100 °C. Sai lệch nhiệt độ thử phụ thuộc vào phương pháp thử như sau:
++ Tủ sấy: (100 ± 2)°C;
++ Nồi hơi: 100 °C.
Để loại bỏ khả năng nứt, vỡ nhiệt trong nồi hơi, mẫu thử phải được đặt trong nước ở 60 °C trong vòng 10 min trước khi chuyển sang thử nước ở 100 °C.
+ Quy trình A:
Gia nhiệt ba mẫu thử đến nhiệt độ 100 °C.
Ở trong tủ sấy, thời gian nâng nhiệt phụ thuộc vào số mẫu, loại và chiều dày mẫu thử. Nói chung, thời gian khoảng 30 min.
Duy trì nhiệt độ thử trong vòng 16 h.
Lấy mẫu ra và để mẫu nguội về nhiệt độ phòng bằng cách dựng mẫu thẳng đứng. Đánh giá mẫu thử sau khi nhiệt độ bề mặt kính nhỏ hơn 30o C.
+ Quy trình B:
Gia nhiệt ba mẫu thử trong nồi hơi nước đến nhiệt độ 100 °C.
Thời gian nâng nhiệt phụ thuộc vào loại và chiều dày mẫu thử. Nói chung, đối với mẫu có chiều dày lên tới 11 mm thì thời gian lên nhiệt là 30 min. Đối với chiều dày khác, ví dụ lớn hơn 11 mm thì thời gian nâng nhiệt cần được điều chỉnh phù hợp để kính không bị nứt.
Duy trì nhiệt độ trong 2 h.
Lấy mẫu ra và để mẫu nguội về nhiệt độ phòng bằng cách dựng mẫu thẳng đứng. Đánh giá mẫu thử sau khi nhiệt độ bề mặt kính nhỏ hơn 30 °C.
- Biểu thị kết quả:
Kiểm tra mẫu từ một khoảng cách từ 300 mm đến 500 mm trên nền trắng đục.
Ghi lại số lượng và kích thước các khuyết tật xuất hiện ở lớp xen giữa trên từng mẫu thử.
Chú thích: Chỉ tính các khuyết tật bọt khí, bong rộp, vết màu và vết vân, không tính biến màu.
Không tính các lỗi ở trong vùng cách các cạnh gốc 15 mm và cách các cạnh cắt 20 mm, cho phép có các bọt nhỏ ngay cạnh vùng cốt sợi.
Loại bỏ các mẫu bị nứt và tiến hành thí nghiệm lại trên mẫu mới.
- Báo cáo thử nghiệm:
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
+ Viện dẫn tiêu chuẩn này;
+ Quy trình thử: A (xem 5.3.2) hay B (xem 5.3.5);
+ Loại và cấu trúc của kính dán nhiều lớp hoặc kính dán an toàn nhiều lớp, với chiều dày danh nghĩa của từng lớp, tính bằng milimét;
+ Loại mẫu thử, bao gồm mẫu cắt hay mẫu nguyên; loại cạnh, cách bảo vệ cạnh, các kích thước;
+ Loại cạnh được đỡ và không được đỡ trên khung thử;
+ Số lượng và kích thước các khuyết tật bọt khí, bong rộp, vết mờ và vết vân xuất hiện trên từng mẫu.