Hiện nay áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm? Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu để kiểm tra vi sinh vật như thế nào? – Mạnh Đức (Bắc Ninh).
>> Toàn bộ mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 2024
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10627:2015 về Phụ gia thực phẩm - Natri benzoat
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 (ISO 6887-2:2017) về vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật
Phần 2 của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 quy định về các nguyên tắc cụ thể để chuẩn bị các mẫu thịt và sản phẩm thịt. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 quy định các nguyên tắc cụ thể để chuẩn bị các mẫu thịt, sản phẩm thịt và huyền phù của chúng để kiểm tra vi sinh vật khi yêu cầu các mẫu phải được chuẩn bị khác với các phương pháp trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-1 (ISO 6887-1). TCVN 6507-1 (ISO 6887-1) quy định các nguyên tắc chung để chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng để kiểm tra vi sinh vật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 không bao gồm việc chuẩn bị mẫu cho cả phương pháp phát hiện và định lượng khi các chi tiết chuẩn bị được quy định trong các tiêu chuẩn có liên quan.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 có thể áp dụng cho thịt tươi, thịt nguyên liệu, thịt chế biến, thịt gia cầm, thịt thú rừng và các sản phẩm của chúng:
- Lạnh hoặc đông lạnh;
- Ướp muối hoặc lên men;
- Xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ;
- Các chế phẩm thịt;
- Thịt được phân tách bằng cơ học;
- Thịt chế biến;
- Thịt xông khói và sấy khô ở các mức khác nhau;
- Chất chiết thịt cô đặc;
- Mẫu thịt và mẫu tăm bông được lấy ra từ thân thịt.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 không áp dụng cho việc lấy mẫu thân thịt [xem TCVN 7925 (ISO 17604)] và việc chuẩn bị mẫu từ giai đoạn sản xuất ban đầu [xem TCVN 6507-6 (ISO 6887-6)].
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6404 (ISO 7218) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Yêu cầu chung và hướng dẫn kiểm tra vi sinh vật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-1 (ISO 6887-1) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Chuẩn bị mẫu thử, huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân để kiểm tra vi sinh vật - Phần 1: Các nguyên tắc chung để chuẩn bị huyền phù ban đầu và các dung dịch pha loãng thập phân.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 7925 (ISO 17604) Vi sinh vật trong chuỗi thực phẩm - Lấy mẫu thân thịt để phân tích vi sinh vật.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8129 (ISO 18593) Vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp lấy mẫu bề mặt sử dụng đĩa tiếp xúc và lau bề mặt.
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa trong TCVN 6507-1 (ISO 6887-1) cùng với các thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
(i) Khối/tảng/miếng thịt (block/large piece/meat cut)
Mẫu có thành phần và kích thước (bề mặt và độ dày, đặc biệt là độ dày) cho phép lấy mẫu ở độ sâu cần thiết, trong các điều kiện vô trùng
(ii) Mảnh bào (shaving)
Mẫu từ thịt đông lạnh được lấy từ mặt cắt của mẫu bề mặt
(iii) Thỏi (fragment)
Mẫu được lấy từ sâu bên trong miếng thử bằng khoan điện hoặc bằng khoan tay.
(iv) Lát (slice)
Lát cắt của thịt với các cạnh gần như song song và có bề dày đến vài centimet.
(v) Cắt tỉa (trimming)
Thịt vụn đã được cắt ra từ thân thịt hoặc miếng thịt lớn
Các nguyên tắc chung về chuẩn bị mẫu và các bước tiếp theo được nêu trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-1 (ISO 6887-1), trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6507-2:2019 chỉ đưa ra việc chuẩn bị mẫu thử riêng đối với thịt và các sản phẩm thịt.