Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về gạch gốm ốp, lát? Cụ thể về mẫu thử, cách tiến hành, biểu thị kết quả và báo cáo thử nghiệm. – Thanh Hải (Thái Bình).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6415-3:2016: Gạch gốm ốp, lát-Phương pháp thử-Phần 3
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 15/10/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6415-4:2016: Gạch gốm ốp, lát - Phương pháp thử - Phần 4. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6415-4:2016 có một số nội dung đáng chú ý sau:
- Dùng chổi chải nhẹ các hạt bụi bám vào mặt sau của từng mẫu thử. Sấy mẫu ở tủ sấy (5.1), giữ ở nhiệt độ (110 ± 5) °C đến khối lượng không đổi, (chênh lệch khối lượng trong 24 h nhỏ hơn 0,1 %). Sau đó mẫu được làm nguội tự nhiên đến nhiệt độ phòng.
Tiến hành thử mẫu nhưng không muộn hơn 3h sau khi mẫu đạt nhiệt độ phòng.
- Đặt mẫu thử lên các thanh đỡ (5.3), bề mặt men hoặc bề mặt chính quay lên trên, sao cho mẫu gối lên hai đầu đỡ thừa ra một đoạn l1 (xem Bảng 1, Hình 2).
- Đối với gạch hai mặt như nhau, ví dụ gạch gốm trang trí không phủ men, thì mặt nào quay lên trên cũng được. Đối với gạch đùn, đặt mẫu sao cho các đường gân của viên gạch vuông góc với các trụ đỡ. Các trường hợp gạch chữ nhật khác, đặt mẫu thử sao cho cạnh dài, L, đúng vào các trụ đỡ.
- Đối với gạch có bề mặt vân nổi, đặt một lớp cao su có chiều dày đưa ra ở Bảng 1, lên thanh trụ giữa (5.4) sát vào bề mặt vân nổi.
- Vị trí của thanh truyền lực phải ở chính giữa hai thanh đỡ. Truyền tải trọng từ từ với tốc độ sao cho đạt được ứng suất (1 ± 0,2) MPa trong một giây; tốc độ thực tế có thể tính toán theo công thức (2) Điều 8. Ghi lại tải trọng phá hủy F.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Chỉ sử dụng những kết quả thử với các mẫu có vết gãy tại điểm giữa dọc theo thanh truyền lực và trong phạm vi đường kính của thanh truyền lực đó, để tính toán lực uốn gãy và độ bền uốn.
Cần ít nhất 5 kết quả chấp nhận được để tính giá trị trung bình. Nếu có ít hơn 5 kết quả chấp nhận được thì phải lấy mẫu lần hai với số lượng mẫu gấp đôi. Như vậy cần ít nhất 10 kết quả chấp nhận được để tính giá trị trung bình.
Lực uốn gãy, S, được tính bằng Niutơn (N), theo công thức (1):
trong đó:
- F là tải trọng phá hủy, tính bằng Niutơn (N);
- l2 là khoảng cách giữa hai thanh đỡ (xem Hình 2), tính bằng milimét (mm);
- b là chiều rộng viên gạch, tính bằng milimét (mm).
Độ nền uốn, R, được tính bằng Mega Pascal (MPa), theo công thức (2):
(2)
trong đó:
- F là tải trọng phá hủy, tính bằng Niutơn (N);
- l2 là khoảng cách giữa hai thanh đỡ, tính bằng milimét (mm);
- b là chiều rộng viên gạch, tính bằng milimét (mm);
- h là chiều dày nhỏ nhất của viên gạch, được đo theo mép gãy, tính bằng milimét (mm).
Cách tính độ bền uốn dựa trên phần cắt ngang vuông góc. Trong trường hợp mẫu có độ dày cạnh khác nhau thì chỉ có thể ghi được các kết quả gần đúng.
Kết quả thử là các giá trị trung bình cộng của lực uốn gãy và độ bền uốn tính toán được của các mẫu thử.
Trong báo cáo thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông tin sau:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Mô tả viên mẫu, bề mặt có vân nổi, nếu có;
- Số lượng mẫu thử;
- Các giá trị d, t, l1, và l2 (xem Hình 2);
- Tải trọng phá hủy, F, của từng viên mẫu;
- Giá trị trung bình của tải trọng phá hủy;
- Lực uốn gãy, S, của từng viên mẫu;
- Giá trị trung bình của lực uốn gãy;
- Độ bền uốn, R, của từng viên mẫu;
- Giá trị trung bình của độ bền uốn.