Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Sơn và vecni? Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ được quy định như thế nào? Mong được giải đáp – Thanh Bình (Bình Phước).
>> Quy định về hỗ trợ giá vé xe buýt Quảng Ngãi năm 2024
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12393:2018: Bê tông cốt sợi-Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12705-5:2019: Sơn và vecni - Bảo vệ chống ăn mòn kết cấu thép bằng các hệ sơn phủ (Phần 5). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12705-5:2019 có một số nội dung nổi bật như sau:
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong ISO 12944-1 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
- Tính tương hợp (compatibility)
(i) Của các chủng loại sơn trong một hệ sơn
Khả năng hai hay nhiều sản phẩm sơn được sử dụng trong một hệ sơn mà không gây nên ảnh hưởng ngoài ý muốn./
(ii) Của vật liệu phủ với nền
Khả năng của vật liệu phủ được sơn lên nền mà không gây nên các ảnh hưởng ngoài ý muốn.
- Lớp lót (priming coat(s))
Lớp phủ đầu tiên của một hệ phủ.
- Lớp trung gian (intermidiate coat(s)
Lớp phủ được sơn ở giữa lớp lót (Điều 3.2) và lớp hoàn thiện (Điều 3.6).
- Lớp liên kết (tie coat)
Lớp phủ được thiết kế nhằm cải thiện sự bám dính giữa các lớp trung gian.
Theo ISO 4618 :2014, 2.262.
- Lớp bịt kín (sealer)
Lớp vật liệu được phủ lên bề mặt xốp trước khi sơn nhằm hạn chế sự hấp thụ sơn vào bề mặt xốp.
Chú thích: Một ví dụ về bề mặt xốp là lớp kim loại phun phủ nhiệt.
- Lớp phủ ngoài/Lớp phủ hoàn thiện (top coat(s))
Lớp phủ ngoài cùng của một hệ sơn, được thiết kế để bảo vệ các lớp phủ phía dưới khỏi bị tác động của môi trường, đóng góp vào việc chống ăn mòn của cả hệ sơn và có giá trị trang trí.
- Sơn lót (primer)
Loại sơn được chế tạo để sử dụng làm lớp lót (theo Điều 3.2) trên bề mặt nền đã được chuẩn bị.
- Sơn lót bảo vệ tạm thời trước khi thi công/Sơn lót bảo vệ ban đầu (pre-fabrication primer)
Sơn lót khô nhanh được sơn cho bề mặt thép đã được làm sạch bằng phương pháp phun hạt nhằm bảo vệ thép trong quá trình chế tạo kết cấu mà vẫn cho phép cắt và hàn được Sơn lót bảo vệ ban đầu
- Chiều dày màng khô (dry film thickness - DFT)
Chiều dày của lớp phủ duy trì trên bề mặt khi màng sơn đã đóng rắn (khô).
- Chiều dày màng khô danh định (nominal dry film thickness - NDFT)
Chiều dày màng sơn khô (theo 3.9) quy định cho từng lớp hoặc một hệ sơn để đạt tuổi thọ yêu cầu.
- Chiều dày màng khô tối đa (maximum dry film thickness)
Chiều dày màng khô (theo 3.9) lớn nhất mà trên mức đó tính năng của lớp sơn và hệ thống sơn có thể suy giảm
- Thời gian sống (pot life)
Khoảng thời gian tối đa mà các thành phần vật liệu phủ sau khi đã được trộn lẫn với nhau vẫn duy trì được các tính chất như ban đầu và nên được sử dụng sau trộn.
Chú thích: Thuật ngữ thời gian sống có thể liên quan đến thời gian tối đa sau khi trộn để thi công vật liệu phủ mà vẫn duy trì tốt các đặc tính của màng khô hoặc là thời gian tối đa sau khi trộn các vật liệu phủ lỏng mà vẫn duy trì tốt các đặc tính thi công.
- Thời gian bảo quản (Shelf life)
Thời gian duy trì được chất lượng tốt của vật liệu sơn khi được bảo quản trong thùng chứa kín nguyên thủy tại các điều kiện bảo quản thông thường.
Chú thích: Khái niệm “điều kiện bảo quản thông thường” được hiểu là bảo quản trong khoảng +5°C đến +30°C.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Năm phân loại hoạt tính ăn mòn của khí quyển sau đây được áp dụng cho tài liệu này:
C1 rất thấp;
C2 thấp;
C3 trung bình;
C4 cao;
C5 rất cao.
Phân loại hoạt tính ăn mòn khí quyển được xem xét theo ISO 12944-2, ngoại trừ phân loại CX. Các hệ sơn dùng cho môi trường khí quyển ngoài khơi - CX được mô tả trong ISO 12944-9. Đối với các môi trường CX khác, những hệ sơn riêng lẻ cần được xác lập theo yêu cầu riêng biệt của môi trường đó.
Ba phân loại hoạt tính ăn mòn của nước và đất sau đây được áp dụng cho tiêu chuẩn này:
lm1 ngâm trong nước ngọt;
lm2 ngâm trong nước mặn và nước lợ;
lm3 ngâm trong đất.
Phân loại hoạt tính ăn mòn nước và đất được xem xét theo ISO 12944-2, ngoại trừ phân loại lm4. Hệ sơn ngoài khơi, những kết cấu và môi trường liên quan được mô tả trong ISO 12944-9.
- Sơn mới và sơn lại toàn bộ
Các bề mặt cần sơn trong những kết cấu mới là thép cacbon với cấp độ gỉ A, B, và C theo quy định này được xác định theo ISO 8501-1, cũng như thép mạ kẽm nhúng nóng và lớp kim loại phun phủ nhiệt (xem ISO 12944-1). Việc chuẩn bị bề mặt được mô tả trong ISO 12944-4. Vật liệu nền và cấp độ chuẩn bị bề mặt khuyến cáo được trình bày trong Bảng B.1. Chất lượng chuẩn bị bề mặt là yêu cầu thiết yếu đối với độ bền của hệ sơn phủ. Các hệ sơn phủ, được liệt kê trong Phụ lục C, Phụ lục D và Phụ lục E, là ví dụ điển hình về những hệ được sử dụng trong các môi trường theo Điều 4 khi được sơn lên bề mặt thép với cấp độ xử lý gỉ từ mức A đến mức C theo ISO 8501-1, hoặc lên thép mạ kẽm nhúng nóng và lớp kim loại phun phủ nhiệt. Khi thép bị hư hại đến mức ăn mòn điểm xuất hiện (gỉ đạt cấp độ D theo theo ISO 8501-1), thì chiều dày màng sơn khô hoặc số lớp sơn phủ phải được tăng lên để bù đắp vào mức tăng của độ nhám bề mặt, và cần tư vấn với nhà sản xuất sơn để được khuyến cáo.
Về nguyên tắc, không yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn đối với phân loại hoạt tính ăn mòn C1. Nhưng nếu vì yêu cầu thẩm mỹ cần phải sơn, thì có thể lựa chọn hệ sơn phủ dùng cho phân loại hoạt tính ăn mòn C2 (có tuổi thọ thấp).
Nếu thép trần được dự kiến thi công trong vùng hoạt tính ăn mòn C1, khởi đầu được vận chuyển, lưu kho tạm thời hoặc lắp ráp ở trạng thái hở (ví dụ, trong môi trường ven biển C4/C5), thì ăn mòn sẽ khơi mào do ô nhiễm muối biển sa lắng từ khí quyển và sẽ tiếp tục diễn ra ngay cả khi việc thi công thép được chuyển đến vị trí sau cùng nơi có hoạt tính ăn mòn C1. Để ngăn ngừa điều đó, thép cần được tiến hành thi công hoặc tại hiện trường được bảo quản hoặc dùng lớp lót phù hợp. Chiều dày màng khô phải phù hợp với thời gian bảo quản dự kiến và với độ xâm thực của môi trường bảo quản.
- Sơn lại từng phần
Những hệ sơn sử dụng để sơn lại từng phần cần được xác lập và thỏa thuận riêng rẽ cho từng hạng mục giữa các bên liên quan. Nếu thấy phù hợp, có thể sử dụng các hệ sơn liệt kê trong Phụ lục C, Phụ lục D và Phụ lục E. Trong các trường hợp đặc biệt, các hệ sơn khác có thể được yêu cầu sử dụng trong công tác sửa chữa.
Chuẩn bị bề mặt là việc cần thiết đối với bất kỳ lớp sơn cũ nào và khả năng tương hợp của hệ sơn sử dụng cần được thử nghiệm theo phương thức thích hợp trước khi bắt đầu công tác sửa chữa.
Khu vực thử nghiệm phải sẵn sàng để kiểm tra theo khuyến cáo của nhà sản xuất và/hoặc kiểm tra độ tương hợp với hệ sơn sử dụng trước đó.