Hiện nay Tiêu chuẩn Quốc nào quy định về chất dẻo, đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo được quy định thế nào? Mong được giải đáp, xin cảm ơn. – Quốc Nhân (Kiên Giang).
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-4:2015 về Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Xác định độ co ngót đúc. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-4:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết để áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), Chất dẻo - Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Phần 1: Nguyên tắc chung, đúc mẫu thử đa mục đích và mẫu thử dạng thanh.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), Chất dẻo -Đúc phun mẫu thử vật liệu nhiệt dẻo - Phần 3: Tấm nhỏ.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia 11026-4:2015, áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996) và các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Độ co ngót đúc (moulding shrinkage):
SM: Chênh lệch về kích thước giữa mẫu thử khô và ổ đúc mẫu thử, cả khuôn và mẫu thử được đo tại nhiệt độ phòng.
Chú thích 1: Độ co ngót đúc được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%) của kích thước ổ khuôn có liên quan.
Chú thích 2: Độ co ngót đúc SMp song song với hướng dòng nóng chảy được xác định tại điểm giữa của chiều rộng mẫu thử và độ co ngót đúc SMn vuông góc với hướng chảy tại điểm giữa của chiều dài.
- Độ co ngót sau khi đúc (post-moulding shrinkage):
SP: Chênh lệch về kích thước giữa mẫu thử được đúc trước và sau xử lý sau khi đúc, được đo tại nhiệt độ phòng.
Chú thích 1: Độ co ngót sau khi đúc được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Chú thích 2: Độ co ngót sau khi đúc SPp song song với hướng dòng nóng chảy và độ co ngót sau khi đúc SPn vuông góc với hướng dòng chảy được xác định theo hình dáng giống nhau đối với SMp và SMn trong 3.1.
- Độ co ngót tổng (total shrinkage):
ST: Chênh lệch kích thước giữa mẫu thử sau xử lý sau khi đúc và ổ đúc mẫu thử, được đo tại nhiệt độ phòng.
Chú thích 1: Độ co ngót tổng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm (%).
Chú thích 2: Độ co ngót tổng STp song song với hướng dòng nóng chảy và độ co ngót tổng STn vuông góc với hướng dòng chảy được xác định theo hình dáng giống nhau đối với SMp và SMn trong 3.1.
- Áp suất ổ (cavity pressure):
pC: Áp suất của vật liệu nhiệt dẻo trong ổ tại bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình tạo hình, được đo ở trung tâm ngay gần cổng.
Chú thích: Áp suất được biểu thị bằng megapascal (MPa).
- Áp suất ổ tại điểm giữ (cavity pressure at hold):
pCH: Áp suất ổ (3.4) 1 s sau khi kết thúc thời gian phun tl (xem Hình 1).
Chú thích: Áp suất được biểu thị bằng megapascal (MPa).
- Khuôn ISO loại D2, mang lại mẫu thử dạng tấm 60 mm x 60 mm x 2 mm, theo quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), Điều 4.1.
+ Dấu tham chiếu có thể được khắc trong ổ khuôn để tạo thuận lợi cho phép đo kích thước của mẫu thử được tạo ra từ khuôn sử dụng kỹ thuật quang học. Những dấu tham chiếu như vậy, nếu được sử dụng, phải được định vị tại khoảng cách (4 ± 1) mm từ cạnh ổ khuôn.
+ Những dấu tham chiếu này được khuyến nghị có độ sâu lớn nhất 5 μm để đảm bảo chúng không làm hạn chế quá trình co ngót trong bất kỳ trường hợp nào (xem Lời giới thiệu). Chốt được chèn trong mặt phẳng hiệu chính cũng được sử dụng tốt.
+ Lắp đặt cảm biến áp suất P thì bắt buộc đối với phép đo độ co ngót, được khuyến nghị đối với các phần 1 đến 3 của tiêu chuẩn này [xem Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996), 4.1.1.4, mục k) và Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), Hình 2].
+ Tấm khuôn được sử dụng phải đủ cứng để tránh tấm được đúc khuôn dày hơn độ sâu của ổ, đối với toàn bộ dải áp suất giữ mang lại kết quả là độ co ngót dương theo chiều dài hoặc chiều rộng.
- Máy đúc phun, phù hợp với 4.2 trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-3:2015 (ISO 294-3:2002), nhưng bổ sung giới hạn dung sai sau đây vào danh mục các điều kiện vận hành được nêu trong 4.2.2 trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 11026-1:2015 (ISO 294-1:1996):
Áp suất ổ, pC ± 5 %
- Thiết bị đo, có khả năng đo chiều dài và chiều rộng của từng mẫu thử và của ổ khuôn chính xác đến 0,02 mm, phép đo được thực hiện giữa tâm của các cạnh đối diện hoặc giữa các cạnh đối diện hoặc giữa các cặp dấu tham chiếu (xem Phụ lục A). Khi đo chiều dài của mẫu thử, chú ý bao gồm bước cao 0,5 mm tại cuối cổng mẫu thử. Nếu dụng cụ cơ khí được sử dụng, đảm bảo rằng kẹp dụng cụ không tạo ra vết lõm đáng kể.
Tấm hiệu chuẩn được khuyến nghị sử dụng để kiểm tra định kỳ thiết bị đo.
- Tủ sấy, chỉ cần thiết nếu độ co sau khi đúc được đo, do sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.