Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về hướng dẫn sử dụng ước lượng độ lặp lại, độ tái lập và độ đúng trong đánh giá độ không đảm bảo đo? – Thanh Trà (Kiên Giang).
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015: Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24/09/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019: Hướng dẫn sử dụng ước lượng độ lặp lại, độ tái lập và độ đúng trong đánh giá độ không đảm bảo đo. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 thay thế cho Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2015. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 hoàn toàn tương đương với ISO 21748:2017. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 69 Ứng dụng các phương pháp thống kê biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó có những điểm đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 đưa ra hướng dẫn về:
- Đánh giá độ không đảm bảo đo sử dụng dữ liệu thu được từ các nghiên cứu được tiến hành theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6910-2 (ISO 5725-2), và
- So sánh các kết quả nghiên cứu phối hợp với độ không đảm bảo đo (MU) thu được nhờ sử dụng các nguyên tắc chính thức về lan truyền độ không đảm bảo (xem Điều 14 của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019).
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6910-3 (ISO 5725-3) đưa ra các mô hình bổ sung cho nghiên cứu về độ chụm trung gian. Tuy nhiên, trong khi có thể áp dụng cùng một cách tiếp cận chung cho việc sử dụng các mô hình mở rộng này thì việc đánh giá độ không đảm bảo bằng cách sử dụng các mô hình này không được đề cập trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 áp dụng cho tất cả các lĩnh vực đo lường và thử nghiệm trong đó phải xác định độ không đảm bảo gắn với kết quả.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 không mô tả việc áp dụng dữ liệu độ lặp lại khi không có dữ liệu độ tái lập.
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 giả định thừa nhận các ảnh hưởng hệ thống đáng kể được hiệu chính, bằng cách áp dụng số hiệu chính như là một phần của phương pháp đo, hoặc bằng cách nghiên cứu và loại trừ nguyên nhân gây ảnh hưởng.
Các khuyến nghị trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 chủ yếu để hướng dẫn. Thực tế là, trong khi các khuyến nghị trình bày hình thức tiếp cận hợp lý để đánh giá độ không đảm bảo cho nhiều mục đích, nhưng cũng có thể chấp nhận các cách tiếp cận phù hợp khác.
Nói chung, việc viện dẫn các kết quả đo, phương pháp đo và quá trình đo trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 thường được hiểu là cũng áp dụng cho các kết quả thử, phương pháp thử và quá trình thử.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10861:2019 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
Mức độ sai khác giữa kỳ vọng của kết quả thử hoặc kết quả đo với giá trị thực.
Độ không đảm bảo chuẩn của kết quả đo khi kết quả đó nhận được từ các giá trị của một số đại lượng khác, bằng căn bậc hai dương của tổng các số hạng là phương sai hoặc hiệp phương sai của các đại lượng khác này được lấy trọng số tùy theo kết quả đo biến động thế nào theo sự thay đổi của các đại lượng này.
Thừa số bằng số được dùng là số nhân của độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp (3.2) để nhận được độ không đảm bảo mở rộng.
Đại lượng xác định một khoảng về kết quả đo có thể kỳ vọng phù phần lớn phân bố của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
Mức độ gần nhau giữa các kết quả thử/đo độc lập nhận được trong điều kiện quy định.
Độ chụm (2.5) trong các điều kiện lặp lại (2.7).
Điều kiện quan trắc tại đó các kết quả thử/đo độc lập nhận được với cùng một phương pháp trên các cá thể thử/đo giống nhau, trong cùng một phòng thử nghiệm hoặc đo, bởi cùng một người thao tác, sử dụng cùng một thiết bị, trong khoảng thời gian ngắn.
Độ lệch chuẩn của kết quả thử hoặc kết quả đo nhận được trong các điều kiện lặp lại (2.7).
Độ chụm (2.5) trong điều kiện tái lập (2.10).
Điều kiện quan trắc tại đó các kết quả thử/đo độc lập nhận được bởi cùng một phương pháp, trên các cá thể thử/đo giống hệt nhau trong các phòng thử nghiệm hoặc đo khác nhau, với những người thao tác khác nhau, sử dụng các thiết bị khác nhau.
Độ lệch chuẩn của kết quả thử hoặc kết quả đo nhận được trong điều kiện tái lập (2.10).
Độ không đảm bảo (2.14) của kết quả đo được thể hiện như là độ lệch chuẩn.
Mức độ gần nhau giữa kỳ vọng của một kết quả thử hoặc kết quả đo với giá trị thực.
Tham số, gắn với kết quả đo, đặc trưng cho sự phân tán của các giá trị có thể quy cho đại lượng đo một cách hợp lý.
Danh mục các nguồn gây độ không đảm bảo (2.14) và độ không đảm bảo chuẩn gắn với chúng, được tập hợp với quan điểm để đánh giá độ không đảm bảo chuẩn tổng hợp (2.2) gắn với kết quả đo.