Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam nào về hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu? Cụ thể nội dung này được quy định như thế nào? – Trúc Lâm (An Giang).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24/09/2023
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 23/09/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015: Hệ thống quản lý chất lượng - các yêu cầu. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 thay thế cho Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2008 (ISO 9001:2008). Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 176 Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Theo đó, có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng khi một tổ chức:
- Cần chứng tỏ khả năng cung cấp một cách ổn định các sản phẩm và dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng cũng như yêu cầu của luật định và chế định hiện hành; và
- Muốn nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng thông qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống, bao gồm cả các quá trình để cải tiến hệ thống và đảm bảo sự phù hợp với các yêu cầu của khách hàng, yêu cầu luật định và chế định hiện hành.
Các yêu cầu trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015 mang tính khái quát và nhằm áp dụng cho mọi tổ chức không phân biệt loại hình, quy mô hoặc sản phẩm, dịch vụ cung cấp.
CHÚ THÍCH 1: Trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015, thuật ngữ “sản phẩm” hoặc “dịch vụ” chỉ áp dụng cho các sản phẩm, dịch vụ dự kiến cung cấp cho khách hàng hoặc được khách hàng yêu cầu.
CHÚ THÍCH 2: Các yêu cầu luật định và chế định có thể được thể hiện là các yêu cầu pháp lý.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Tài liệu viện dẫn dưới đây rất cần thiết cho việc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:2015. Đối với các tài liệu ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000:2015, Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
Tổ chức phải xác định và lựa chọn các cơ hội để cải tiến và thực hiện mọi hành động cần thiết để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Điều này phải bao gồm:
- Cải tiến sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng yêu cầu cũng như giải quyết các nhu cầu và mong đợi trong tương lai;
- Khắc phục, phòng ngừa và giảm tác động không mong muốn;
- Cải tiến kết quả thực hiện và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
CHÚ THÍCH: Ví dụ về việc cải tiến có thể bao gồm việc khắc phục, hành động khắc phục, cải tiến liên tục, thay đổi đột phá, đổi mới về tổ chức lại.
3.2.1. Khi xảy ra sự không phù hợp, kể cả sự không phù hợp bất kỳ nảy sinh từ khiếu nại, tổ chức phải:
- Ứng phó với sự không phù hợp và, khi thích hợp:
+ Thực hiện hành động để kiểm soát và khắc phục sự không phù hợp;
+ Xử lý các hệ quả;
- Đánh giá nhu cầu đối với hành động nhằm loại bỏ (các) nguyên nhân dẫn đến sự không phù hợp để không tái diễn hoặc xảy ra ở nơi khác bằng việc:
+ Xem xét và phân tích sự không phù hợp;
+ Xác định nguyên nhân của sự không phù hợp;
+ Xác định liệu sự không phù hợp tương tự có tồn tại hoặc có khả năng xảy ra hay không;
- Thực hiện mọi hành động cần thiết;
- Xem xét hiệu lực của mọi hành động khắc phục được thực hiện;
- Cập nhật rủi ro và cơ hội được xác định trong quá trình hoạch định, nếu cần;
- Thực hiện những thay đổi đối với hệ thống quản lý chất lượng nếu cần.
Hành động khắc phục phải tương ứng với tác động của sự không phù hợp gặp phải.
3.2.2. Tổ chức phải lưu giữ thông tin dạng văn bản làm bằng chứng về:
- Bản chất của sự không phù hợp và hành động được thực hiện sau đó;
- Kết quả của mọi hành động khắc phục.
Tổ chức phải cải tiến liên tục sự thích hợp, thỏa đáng và hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng.
Tổ chức phải xem xét kết quả của phân tích và đánh giá và đầu ra từ xem xét của lãnh đạo để xác định xem có nhu cầu hoặc cơ hội phải được giải quyết như một phần của cải tiến liên tục.