Hiện nay đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về quản lý cáp, hệ thống máng cáp và hệ thống thang cáp? Yêu cầu chung được quy định như thế nào? – Thành Nhân (Quang Ninh).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9900-2-11:2013 Thử nghiệm nguy cơ cháy (Phần 2-11)
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9685:2013: Cọc ván thép cán nóng
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015: Quản lý cáp- Hệ thống máng cáp và hệ thống thang cáp. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015 có một số nội dung nổi bật như sau:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015 áp dụng các định nghĩa dưới đây.
- Hệ thống máng cáp hoặc hệ thống thang cáp (cable tray system or cable ladder system):
Cụm lắp ráp các cơ cấu đỡ cáp gồm các đoạn máng cáp hoặc đoạn thang cáp và các thành phần hệ thống khác.
- Thành phần hệ thống (system component):
Bộ phận được sử dụng trong hệ thống. Thành phần hệ thống là:
+ Đoạn máng cáp hoặc đoạn thang cáp;
+ Chi tiết nối máng cáp hoặc chi tiết nối thang cáp;
+ Cơ cấu đỡ;
+ Cơ cấu lắp;
+ Phụ kiện hệ thống.
Chú thích: Không nhất thiết phải có tất cả các thành phần hệ thống trong một hệ thống. Có thể sử dụng sự phối hợp khác nhau của các thành phần hệ thống.
- Đoạn máng cáp (cable tray length):
Thành phần hệ thống dùng để đỡ cáp gồm để với các thanh cạnh tích hợp hoặc để nối với các thanh cạnh.
Chú thích: Ví dụ điển hình của các kiểu máng cáp được thể hiện trên Hình từ A.1 đến A.3.
- Đoạn thang cáp (cable ladder length):
Thành phần hệ thống dùng để đỡ cáp gồm các cạnh đỡ, được cố định với nhau bằng các thanh ngang.
Chú thích: Ví dụ điển hình về các kiểu thang cáp được thể hiện trên Hình A.4.
- Chi tiết nối (fitting):
Thành phần hệ thống dùng để nối, thay đổi hướng, thay đổi kích thước hoặc để kết thúc các đoạn máng cáp hoặc đoạn thang cáp.
Chú thích: Ví dụ điển hình là bộ ghép nối, chi tiết cong, chi tiết chữ T, chi tiết chữ thập.
- Đường chạy cáp (cable runway):
Cụm lắp ráp chỉ gồm các đoạn máng cáp hoặc thang cáp và chi tiết nối.
- Cơ cấu đỡ (support device):
Thành phần hệ thống được thiết kế để đỡ cơ khí và có thể hạn chế dịch chuyển của đường chạy cáp.
Chú thích: Ví dụ điển hình về cơ cấu đỡ được thể hiện trong Phụ lục B.
- Cơ cấu lắp (mounting device):
Thành phần hệ thống dùng để gắn hoặc cố định các cơ cấu khác vào đường chạy cáp.
- Cơ cấu lắp thiết bị (apparatus mounting device):
Bộ phận được sử dụng để chứa các thiết bị điện như cơ cấu đóng cắt, ổ cắm điện, áp tô mát, ổ cắm điện thoại, v.v...có thể là bộ phận tích hợp của thiết bị điện nhưng không phải là bộ phận của hệ thống máng cáp và hệ thống thang cáp.
- Phụ kiện hệ thống (system accessory):
Thành phần hệ thống được sử dụng làm chức năng bổ sung như giữ cáp, và nắp che v.v...
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Hệ thống máng cáp và hệ thống thang cáp phải được thiết kế và có kết cấu sao cho khi được lắp đặt theo hướng dẫn của nhà chế tạo hoặc hướng dẫn của đại lý được ủy quyền trong sử dụng bình thường, chúng đảm bảo đỡ chắc chắn cáp được chứa trong đó. Các hệ thống này không được gây bất kỳ nguy hiểm không đáng có cho người sử dụng hoặc cho cáp.
Kiểm tra sự phù hợp bằng cách thực hiện tất cả các thử nghiệm liên quan được quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015.
Các thành phần hệ thống phải được thiết kế để chịu được ứng suất có nhiều khả năng xảy ra trong quá trình vận chuyển và bảo quản theo khuyến cáo.
Hệ thống máng cáp và hệ thống thang cáp theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015 không được thiết kế để được sử dụng để đỡ người.
- Thử nghiệm theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015 là thử nghiệm điển hình.
- Nếu không có quy định nào khác, thử nghiệm được tiến hành với các thành phần hệ thống máng cáp hoặc các thành phần hệ thống thang cáp được lắp ráp và lắp đặt như trong sử dụng bình thường theo hướng dẫn của nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền.
- Không thực hiện các thử nghiệm trên các thành phần hệ thống phi kim loại hoặc các thành phần hệ thống composite sớm hơn 168 h sau khi chế tạo xong.
- Nếu không có quy định nào khác, các thử nghiệm phải được thực hiện ở nhiệt độ môi trường 20 °C ± 5 °C.
Nếu không có quy định nào khác, tiến hành tất cả các thử nghiệm trên các mẫu mới.
- Khi sử dụng các qui trình độc hại hoặc nguy hiểm thì cần phải có biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người thực hiện thử nghiệm.
- Nếu không có quy định khác, ba mẫu mới phải chịu thử nghiệm và các yêu cầu được thỏa mãn nếu đáp ứng tất cả các thử nghiệm.
Nếu chỉ một trong số các mẫu không thỏa mãn một thử nghiệm do lỗi lắp ráp hoặc lỗi chế tạo thì thử nghiệm đó và bất kỳ thử nghiệm nào trước đó có ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm đó phải được lặp lại và các thử nghiệm sau đó phải được thực hiện theo trình tự yêu cầu trên một bộ mẫu đầy đủ khác, tất cả các mẫu phải đáp ứng yêu cầu.
Chú thích: Người nộp mẫu khi nộp bộ mẫu thứ nhất cũng có thể nộp thêm một bộ mẫu bổ sung có thể cần đến nếu một mẫu không đạt. Khi đó, phòng thử nghiệm không yêu cầu thêm mà sẽ thử nghiệm bộ mẫu bổ sung và sẽ chỉ không chấp nhận nếu có thêm một trường hợp không đạt. Nếu không giao nộp bộ mẫu bổ sung đồng thời thì khi một mẫu bị hỏng tức là cả bộ mẫu sẽ không được chấp nhận.
- Nếu độ ẩm tương đối của khí quyển có ảnh hưởng đáng kể đến đặc tính được phân loại của mẫu cần thử nghiệm thì nhà chế tạo hoặc đại lý được ủy quyền phải công bố thông tin này.
- Nếu thành phần hệ thống hoặc hệ thống được mạ hoặc được phủ chất khác có nhiều khả năng ảnh hưởng đến đặc tính được phân loại thì phải thực hiện các thử nghiệm liên quan của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10688:2015 trên mẫu được phủ.
- Đối với thử nghiệm SWL được quy định trong các điều từ 10.2 đến 10.8, độ lệch phải được đo bằng thiết bị có độ phân giải của thang đo là 0,5 mm hoặc tốt hơn và độ chính xác là 0,1 hoặc tốt hơn trong toàn bộ dải đo.
Tải tổng được đặt vào đối với từng thử nghiệm SWL phải có dung sai từ 0 đến + 3 %.