Hiện nay đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về thử nghiệm nguy cơ cháy? Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ được quy định như thế nào? – Trung Anh (Hà Nội).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9685:2013: Cọc ván thép cán nóng
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/01/2024
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9900-2-11:2013 (IEC 60695-2-11:2000) về Thử nghiệm nguy cơ cháy - Phần 2-11: Phương pháp thử bằng sợi dây nóng đỏ - Phương pháp thử khả năng cháy bằng sợi dây nóng đỏ đối với sản phẩm hoàn chỉnh. Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9900-2-11:2013 có một số nội dung nổi bật như sau:
Nếu có thể, mẫu thử cần là một sản phẩm hoàn chỉnh. Mẫu thử phải được chọn sao cho các điều kiện thử nghiệm không khác đáng kể so với các điều kiện xảy ra trong sử dụng bình thường về hình dáng, thông gió, ảnh hưởng của ứng suất nhiệt và có thể là ảnh hưởng của ngọn lửa hoặc ảnh hưởng của các phần tử cháy hoặc phần tử nóng đỏ rơi xuống gần mẫu thử.
Nếu không thể thực hiện thử nghiệm trên một sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc nếu có quy định khác trong quy định kỹ thuật liên quan thì có thể chấp nhận:
- Cắt một mảnh có chứa bộ phận cần kiểm tra từ sản phẩm hoàn chỉnh, hoặc
- Khoét một lỗ trong sản phẩm hoàn chỉnh để cho phép sợi dây nóng đỏ tiếp cận, hoặc
- Lấy ra bộ phận cần kiểm tra từ sản phẩm hoàn chỉnh và thử riêng rẽ.
Các quy định kỹ thuật liên quan nên qui định bộ phận nào có thể được lấy ra để sợi dây nóng đỏ có thể tiếp cận được. Lỗ nhỏ có thể ảnh hưởng đến các kết quả do bắt cháy bộ phận xung quanh, do giảm nhiệt độ của sợi dây nóng đỏ hoặc do bị hạn chế oxy, trong khi lỗ quá lớn lại nhiều oxy hơn bình thường.
Trong khi thử nghiệm, nếu bộ phận bất kỳ của thiết bị có chứa mẫu thử bị bắt cháy do nhiệt ngoại lai từ sợi dây nóng đỏ và do đó ảnh hưởng đến các điều kiện về nhiệt của mẫu thử thì thử nghiệm là không có hiệu lực.
Thử nghiệm được thực hiện để đảm bảo rằng, trong điều kiện xác định, sợi dây nóng đỏ không gây cháy các bộ phận và đảm bảo rằng một bộ phận, nếu bị bắt cháy, có thời gian cháy giới hạn mà không cháy lan do ngọn lửa hoặc do các phần tử cháy hoặc nóng đỏ rơi xuống mẫu thử.
Nếu mẫu thử phát ra lửa trong quá trình đặt sợi dây nóng đỏ thì nguy cơ cháy được tạo ra này có thể dẫn đến việc cần thử nghiệm thêm bằng cách sử dụng nguồn cháy khác như ngọn lửa hình kim đặt lên các bộ phận phải chịu ngọn lửa phát ra đó.
Không được thực hiện thử nghiệm sợi dây nóng đỏ cho các bộ phận nhỏ, cần tham chiếu đến các thử nghiệm khác như thử nghiệm ngọn lửa hình kim trong IEC 60695-2-2.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Mô tả thiết bị thử nghiệm được nêu ở Điều 5 của TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10).
Để đánh giá khả năng cháy lan, ví dụ do các phần tử cháy hoặc nóng đỏ rơi ra từ mẫu thử, đặt phía dưới mẫu thử một lớp quy định như mô tả ở 5.3 của TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10) hoặc vật liệu hoặc thành phần bình thường được bọc xung quanh hoặc nằm bên dưới mẫu thử. Khoảng cách giữa mẫu thử và lớp quy định đại diện cho vật liệu hoặc thành phần bao quanh phải bằng với khoảng cách khi mẫu thử được lắp đặt trong sản phẩm kỹ thuật điện.
Nếu mẫu thử là một thiết bị hoàn chỉnh độc lập thì đặt mẫu thử ở vị trí sử dụng bình thường trên lớp quy định như mô tả ở 5.3 của TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10) mở rộng ít nhất 100 mm ra ngoài đế của thiết bị theo mọi hướng.
Nếu mẫu thử là thiết bị hoàn chỉnh được lắp trên tường thì cố định mẫu thử ở vị trí sử dụng bình thường trên lớp quy định 200 mm ± 5 mm như mô tả ở 5.3 của TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10).
Xem Điều 8 của TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10).
- Ngoài các yêu cầu ở Điều 8 của TCVN 9900-2-10 (IEC 60695-2-10) và nếu không có quy định khác, mẫu thử phải được bố trí sao cho đầu sợi dây nóng đỏ được đặt lên phần bề mặt của mẫu thử có nhiều khả năng phải chịu ứng suất nhiệt trong sử dụng bình thường. Sợi dây nóng đỏ phải được giữ ở tư thế nằm ngang đến mức có thể.
Trong trường hợp phải thực hiện thử nghiệm hai điểm trở lên trên cùng mẫu thử nghiệm, cần chú ý sao cho bất kỳ tổn hao nào do các thử nghiệm thực hiện trước gây ra không ảnh hưởng đến kết quả của thử nghiệm thực hiện sau.
Trong trường hợp diện tích phải chịu ứng suất nhiệt trong sử dụng bình thường của thiết bị không được quy định chi tiết thì đầu sợi dây nóng đỏ được đặt tại nơi có mặt cắt mỏng nhất nhưng tốt nhất là không mỏng hơn 15 mm so với mép phía trên của mẫu thử.
Việc kẹp mẫu thử vào thiết bị thử nghiệm không được tạo ra các ứng suất cơ bên trong quá mức trong mẫu thử khi thử nghiệm.
- Nếu không có quy định khác trong quy định kỹ thuật liên quan thì thử nghiệm được thực hiện trên một mẫu thử.