Hiện nay đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Sơn và vecni? Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi được quy định như thế nào? – Thu Đông (Bình Thuận).
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8857:2011: Lớp kết cấu áo đường ô tô bằng cấp phối thiên nhiên
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12250:2018: Cảng thủy nội địa-Công trình bến-Yêu cầu thiết kế
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10370-1:2014: Sơn và vecni - Xác định hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Phần 1). Theo đó, Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10370-1:2014 có một số nội dung nổi bật như sau:
Trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10370-1:2014 sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
- Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) (Volatile organic compound):
Chất hữu cơ ở dạng rắn và/hoặc lỏng có thể bay hơi một cách tự nhiên khi tiếp xúc với áp suất khí quyển tại nhiệt độ thường.
Chú thích 1: Khi sử dụng thuật ngữ VOC trong lĩnh vực vật liệu phủ, được hiểu là hàm lượng chất hữu cơ dễ bay hơi (hàm lượng VOC).
Chú thích 2: Theo luật Mỹ (US), thuật ngữ VOC chỉ qui định đối với những hợp chất có hoạt tính quang hóa trong không khí (xem ASTM D 3960). Những hợp chất khác được xem là những hợp chất ngoại trừ.
[ISO 4618:2006].
Chú thích 3: Theo luật châu Âu (EU) chỉ thị 2004/42/EC, thuật ngữ VOC là những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có điểm sôi không lớn hơn 250 oC, dưới điều kiện áp suất 101,3 kPa.
- Hàm lượng hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (Volatile organic compound content):
VOC content (Hàm lượng VOC)
Khối lượng của các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi có trong các vật liệu phủ, khi được định lượng ở các điều kiện xác định.
Chú thích 1: Đặc tính và số lượng của các hợp chất được sử dụng để định lượng sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực áp dụng của vật liệu màng phủ. Với mỗi lĩnh vực áp dụng, các giá trị giới hạn và các phương pháp xác định hoặc tính toán được quy định theo các quy tắc hoặc thỏa thuận.
[ISO 4618:2006]
Chú thích 2: Nếu thuật ngữ VOC chỉ những hợp chất có điểm sôi lớn nhất xác định (xem chú thích 3 trong 3.1), Những hợp chất có điểm sôi dưới giới hạn lớn nhất được coi là thành phần của hàm lượng VOC và những hợp chất có điểm sôi cao hơn giới hạn lớn nhất được xem là những hợp chất không bay hơi.
- Hợp chất ngoại trừ (Exempt compound):
Hợp chất hữu cơ không tham gia các phản ứng quang hóa trong khí quyển.
Chú thích: xem chú thích 2 và 3 trong 3.1
- Trạng thái sẵn sàng để sử dụng (Ready for use):
Trạng thái sản phẩm khi được trộn theo đúng tỉ lệ hướng dẫn của nhà sản xuất và được pha loãng bằng các chất làm loãng thích hợp (nếu cần) để sản phẩm sẵn sàng cho sử dụng theo phương pháp đã được chấp nhận.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
Sau khi chuẩn bị mẫu, hàm lượng chất không bay hơi được xác định theo ISO 3251 và hàm lượng nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ sử dụng thuốc thử Karl Fischer theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2309:2009 (ISO 760). Hàm lượng của các hợp chất ngoại trừ (nếu áp dụng) được xác định bằng cách sử dụng các phương pháp quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10370-2:2014 (ISO 11890-2:2007). Sau đó, tính hàm lượng VOC trong mẫu theo công thức tính.
Đối với những trường hợp đặc biệt, phương pháp thử được thiết lập trong tiêu chuẩn này phải được thực hiện theo thông tin bổ sung trong phụ lục A.
Lấy mẫu đại diện của sản phẩm được thử (hoặc mỗi sản phẩm trong trường hợp hệ thống màng nhiều lớp) theo quy định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 2090:2007 (ISO 15528:2000).
Kiểm tra và chuẩn bị mỗi mẫu thử nghiệm theo qui định trong Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 5669 (ISO 1513), chuẩn bị mẫu thử cuối cùng cho việc thử nghiệm ở trạng thái sẵn sàng để sử dụng.
Trong báo cáo thử nghiệm bao gồm ít nhất các thông tin sau đây:
- Viện dẫn tiêu chuẩn này
- Tất cả các thông tin cần thiết cho việc nhận biết sản phẩm thử nghiệm (nhà sản xuất, tên thương mại, số lô,…);
- Những thông tin yêu cầu bổ sung trong Phụ lục A
- Tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm hoặc những tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến mục c ở trên;
- Kết quả của phép thử như chỉ ra trong điều 8 và phương pháp sử dụng để tính (theo 8.2, 8.3, 8.4 hoặc 8.5);
- Bất kì độ lệch nào so với phương pháp đã qui định;
- Ngày thử mẫu.