Tiêu chuẩn đánh giá môi trường phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư dự án có sử dụng đất từ ngày 16/09/2024 được quy định chi tiết tại Nghị định 115/2024/NĐ-CP.
>> 06 điều cần lưu ý khi công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán đất
Nghị định 115/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất được ban hành ngày 16/09/2024 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Theo đó, tiêu chuẩn đánh giá môi trường phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư dự án có sử dụng đất được quy định chi tiết tại khoản 3 Điều 47 Nghị định 115/2024/NĐ-CP.
Bên mời thầu, tổ chuyên gia xác định một hoặc các tiêu chí sau đây để xây dựng tiêu chuẩn đánh giá về môi trường trong hồ sơ mời thầu phù hợp với yêu cầu thực hiện dự án:
(i) Yêu cầu về sự phù hợp của hàng hóa, dịch vụ cung cấp với quy định của pháp luật về môi trường; ưu tiên giảm phát sinh chất thải, thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.
(ii) Yêu cầu về bảo vệ môi trường, sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng.
(iii) Yêu cầu về chỉ tiêu sử dụng đất, hệ số sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng; yêu cầu về việc sử dụng tài nguyên theo quy định của pháp luật; khả năng bảo tồn đa dạng sinh học, cải thiện đất, tài nguyên, hệ sinh thái tự nhiên tại khu vực thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(iv) Yêu cầu áp dụng giải pháp giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất (đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường).
(Khoản 3 Điều 47 Nghị định 115/2024/NĐ-CP)
File word Luật Đầu tư và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực năm 2024 [cập nhật ngày 08/05/2024] |
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP |
Mẫu Bảng theo dõi tiến độ thực hiện các hoạt động lựa chọn nhà đầu tư theo Nghị định 115/2024/NĐ-CP |
Chi phí giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư có sử dụng đất
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].
Quý khách hàng xem chi tiết [TẠI ĐÂY].
Điều 62. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu – Luật Đấu thầu 2023 1. Phương pháp đánh giá lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước được áp dụng để đánh giá năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư và hiệu quả phương án đầu tư kinh doanh do nhà đầu tư đề xuất, bao gồm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương. 2. Việc đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà đầu tư được thực hiện trên cơ sở các tiêu chuẩn sau đây: a) Tiêu chuẩn đánh giá năng lực của nhà đầu tư về tài chính, khả năng thu xếp vốn, kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh tương tự; b) Tiêu chuẩn đánh giá phương án đầu tư kinh doanh của nhà đầu tư, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn về kỹ thuật, xã hội, môi trường; c) Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương. 3. Đối với dự án đầu tư kinh doanh có yêu cầu đặc thù về điều kiện đầu tư kinh doanh, quản lý, phát triển ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý ngành, lĩnh vực thì hồ sơ mời thầu xác định tiêu chí cố định trong số các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này. 4. Tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu được xây dựng theo thang điểm 100 hoặc 1.000. Điểm tổng hợp được xây dựng trên cơ sở kết hợp giữa điểm năng lực, kinh nghiệm, điểm phương án đầu tư kinh doanh và điểm hiệu quả sử dụng đất, hiệu quả đầu tư phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương. Nhà đầu tư đáp ứng điểm tối thiểu của từng tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và có điểm tổng hợp cao nhất được xếp hạng thứ nhất. 5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này. |