Tiền thuê nhà luôn là gánh nặng của người lao động. Thấu hiểu được điều đó, nhiều doanh nghiệp sẵn sàng trả khoản tiền thuê nhà cho người lao động để giữ chân họ. Vậy, khoản tiền đó có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?
>> Cách đưa vào chi phí được trừ khi mua hàng không có hóa đơn
>> Những vấn đề về thuế cần quan tâm khi thay đổi địa chỉ chi nhánh
“Doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tiền nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tiền lương, tiền công và có đầy đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.” |
Như vậy, để tiền thuê nhà do doanh nghiệp trả cho người lao động được tính vào chi phí được trừ, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ yêu cầu về hồ sơ chứng từ sau đây:
- Hợp đồng lao động;
- Quy chế và thỏa ước lao động tập thế;
- Quy chế tài chính của công ty, tập đoàn lao động;
- Nêu rõ các quy chế thưởng phạt do chủ doanh nghiệp, hội đồng quản trị, giám đốc quy định đối với quy chế tài chính và tổng công ty theo quy định;
- Có hóa đơn, chứng từ đầy đủ, cụ thể:
+ Hợp đồng thuê nhà;
+ Chứng từ trả tiền thuê nhà;
+ Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho chủ nhà (nếu có).
“Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế phát sinh(chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập.” |
Theo đó:
- Khoản tiền thuê nhà mà doanh nghiệp trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà): là khoản tiền được tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
- Phần vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà): là phần không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động.
Ví dụ: Bà A có thu nhập phát sinh trong 1 tháng như sau:
- Lương cơ bản: 9.000.000
- Phụ cấp chức vụ: 1.500.000
- Phụ cấp thuê nhà: 5.000.000
- Phụ cấp cơm trưa: 730.000 (là mức phụ cấp không tính thuế)
Tổng thu nhập: 16.230.000
Như vậy:
Tổng thu nhập chịu thuế TNCN (chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 16.230.000 – 5.000.000 – 730.000 = 10.500.000 đồng.
Tiền thuê nhà tính vào thu nhập chịu thuế = 15% x 10.500.000 = 1.575.000 đồng.
Tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 10.500.000 + 1.575.000 = 12.075.000 đồng.
Phần còn lại (5.000.000 - 1.575.000 = 3.425.000 đồng) không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.
Trong trường hợp này, bà A phải nộp thuế thu nhập cá nhân trên tổng thu nhập chịu thuế là 12.075.000 đồng.