Thưởng Tết là vấn đề mà doanh nghiệp và người lao động cực kỳ quan tâm trong khoảng thời gian Tết nguyên đán đang đến gần hiện nay. Vậy, doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thưởng Tết cho người lao động?
>> Quy định về quấy rối tình dục tại nơi làm việc mới nhất
>> Danh mục công việc được thực hiện cho thuê lại lao động mới nhất
Ảnh minh họa
Cũng như quy định của Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 không quy định yêu cầu doanh nghiệp phải thưởng Tết cho người lao động trong mọi trường hợp.
Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định “thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động”.
Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động lựa chọn thưởng hoặc không thưởng Tết cho người lao động. Đặc biệt, năm 2020 vừa qua, do ảnh hưởng của Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể thì có rất nhiều khả năng người lao động sẽ không được thưởng tết hoặc thưởng ít so với những năm trước đây.
Việc xét thưởng Tết được dựa vào Quy chế thưởng do doanh nghiệp quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Quý thành viên tham khảo chi tiết mẫu tại: Quy chế khen thưởng.
Nếu như trước đây, Bộ luật Lao động 2012 quy định Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động.
Thì Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau: Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động.
Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp có thưởng tết cho người lao động thì doanh nghiệp có thể lựa chọn thưởng bằng tiền, tài sản, hình thức khác do doanh nghiệp quyết định theo tình hình kinh doanh thực tế mà không bắt buộc phải thưởng tết dưới hình thức bằng tiền. Đây là điểm mới của pháp luật về lao động so với những năm trước đây.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác và KHÔNG bao gồm: các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động 2019, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca…
Như vậy, tiền thưởng Tết của người lao động làm việc tại doanh nghiệp KHÔNG làm căn cứ để tính đóng BHXH.
Quý thành viên có thể tham khảo chi tiết tại công việc pháp lý: Tiền lương tháng tính đóng các loại bảo hiểm
Căn cứ theo quy định tại Điểm e Khoản 2, Điều 2 của Thông tư 111/2013/TT-BTC thì khoản tiền thưởng Tết được xác định là Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Thời điểm tính thuế thu nhập cá nhân là thời điểm doanh nghiệp chi trả lương thưởng cho người lao động.
Doanh nghiệp chi thưởng tết cho người lao động thực hiện kháu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên.
Mời Quý thành viên tham khảo chi tiết:
- Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công.
- Trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp.
Căn cứ theo quy định Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn thuế TNDN để tiền thưởng Tết của doanh nghiệp được đưa vào chi phí hợp lý được trừ thì tiền thưởng này phải: được quy định cụ thể (bao gồm mức tiền và các điều kiện được hưởng) tại Hợp đồng lao động hoặc Thỏa ước lao động tập thể hoặc Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn hoặc Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Mời Quý thành viên xem chi tiết tại : Các khoản chi phí được trừ (chi phí hợp lý).
Căn cứ pháp lý:
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH;
Mời Quý thành viên xem thêm tại các bài viết sau: Quy định chế độ thanh toán tiền nghỉ phép năm mới nhất.
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: