Có phải Thông tư 09/2023/TT-BVHTTDL vừa mới được ban hành? Nguyên bản các bản khắc, bản in thuộc nhóm hàng hóa 97.02 thì do cơ quan nào quản lý? – Hà Băng (Đà Nẵng).
>> Thời gian, tiền lương tháng căn cứ tính hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2023
>> Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 2023
Ngày 09/8/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Thông tư 09/2023/TT-BVHTTDL về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam. Văn bản sẽ có hiệu lực kể từ ngày 06/10/2023.
Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BVHTTDL, Danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (gọi tắt là Bộ VHTTDL) xác định theo mã HS được quy định cụ thể như sau:
Hàng hóa Nhóm 97.01 bao gồm: Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu, được vẽ hoàn toàn bằng tay, trừ các loại tranh phác họa thuộc nhóm 49.06 và trừ các tác phẩm vẽ hoặc trang trí bằng tay; các tác phẩm ghép, tranh khảm và phù điêu trang trí tương tự có tuổi trên 100 năm:
- Tranh vẽ, tranh phác họa và tranh bột màu (mã hàng hóa: 9701.21.00).
- Tranh khảm (mã hàng hóa: 9701.22.00).
- Loại khác (mã hàng hóa: 9701.29.00).
Tiện ích Tra cứu Mã HS |
Thông tư 09/2023/TT-BVHTTDL về danh mục hàng hóa XNK thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành văn hóa
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nguyên bản các bản khắc, bản in và bản in lytô có tuổi trên 100 năm (mã hàng hóa: 9702.10.00).
Nguyên bản tác phẩm điêu khắc và tượng tạc, làm bằng mọi loại vật liệu có tuổi trên 100 năm (mã hàng hóa: 9703.10.00).
Hàng hóa Nhóm 97.05 bao gồm: Bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập chủng loại khảo cổ, dân tộc học, sử học, động vật, thực vật, khoáng vật, giải phẫu học, cổ sinh vật học hoặc các loại tiền.
- Bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập chủng loại khảo cổ, dân tộc học hoặc sử học (mã hàng hóa: 9705.10.00).
- Bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập chủng loại động vật, thực vật, khoáng vật, giải phẫu học hoặc cổ sinh vật học:
+ Tiêu bản người và các bộ phận của chúng (mã hàng hóa: 9705.21.00).
+ Các loài đã tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng và các bộ phận của chúng (mã hàng hóa: 9705.22.00).
+ Loại khác (mã hàng hóa: 9705.29.00).
- Bộ sưu tập và các vật phẩm sưu tập các loại tiền:
+ Có tuổi trên 100 năm (mã hàng hóa: 9705.31.00).
+ Loại khác (mã hàng hóa: 9705.39.00).
Hàng hóa Nhóm 97.06 bao gồm: Đồ cổ có tuổi trên 100 năm.
- Có tuổi trên 250 năm (mã hàng hóa: 9706.10.00).
- Loại khác (mã hàng hóa: 9706.90.00).
Điều 2. Quy định sử dụng Danh mục - Thông tư 09/2023/TT-BVHTTDL 1. Nguyên tắc áp dụng Danh mục: a) Trường hợp chỉ liệt kê mã HS 4 số thì toàn bộ các mã HS 8 số thuộc nhóm HS 4 số này đều được áp dụng. b) Trường hợp chỉ liệt kê mã HS 6 số thì toàn bộ các mã HS 8 số thuộc phân nhóm HS 6 số này đều được áp dụng. c) Trường hợp liệt kê chi tiết đến mã HS 8 số thì chỉ mã HS 8 số đó mới được áp dụng. 2. Việc xuất khẩu, nhập khẩu, cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, nguyên tắc quản lý, hình thức quản lý và trình tự, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xác định theo mã HS quy định tại Điều 1 Thông tư này thực hiện theo quy định pháp luật về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định và các quy định khác của pháp luật chuyên ngành có liên quan. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được phân loại, xác định có cùng mã HS quy định tại Thông tư này nhưng không có nội dung theo quy định của pháp luật chuyên ngành văn hóa thì không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. 3. Trường hợp chưa xác định được hàng hóa đó thuộc mã HS nào trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (hoặc hàng hóa đó chưa có mã HS) thì khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu phải lấy mẫu hàng hóa đó để tiến hành giám định của cơ quan có thẩm quyền phục vụ cho việc phân loại mã HS. |