Đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ và trị giá hải quan trong công ty TNHH một thành viên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có quyền nộp hồ sơ đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với các hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu sau đây:
- Hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện.
- Hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh.
Hồ sơ đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan phải được gửi đến Tổng cục Hải quan trong thời hạn chậm nhất 60 ngày trước khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; bao gồm những giấy tờ sau:
NỘI DUNG XÁC ĐỊNH |
THÀNH PHẦN HỒ SƠ |
Mã số |
1. Đơn đề nghị xác định trước mã số (Mẫu số 01/XĐTMS/TXNK thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC); 2. Tài liệu kỹ thuật của hàng hóa (bản phân tích thành phần, catalogue, hình ảnh hàng hóa): 01 bản chụp; 3. Mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có). |
Xuất xứ |
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải thực hiện thủ tục đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thông qua Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến Hải quan Việt Nam - công ty nhập từ khóa là "xuất xứ" vào ô tìm kiếm "Tên thủ tục:" để xem hướng dẫn thực hiện trực tuyến thủ tục đề nghị xác nhận trước xuất xứ. Từ ngày 15/7/2023, trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm giấy tờ sau đây: 1. Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC: 01 bản chính. 2. Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư 33/2023/TT-BTC và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 33/2023/TT-BTC trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp. 3. Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thà nh phần (nếu có): 01 bản chụp. 4. Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp. |
Phương pháp xác định trị giá hải quan Xác định trước mức giá |
Nếu cần xác định trước Phương pháp xác định trị giá hải quan thì nộp kèm các giấy tờ sau: 1. Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan (Mẫu số 02/XĐTTG/TXNK thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC); 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa do tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện giao dịch (nếu có): 01 bản chụp; 3. Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp; 4. Các chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước phương pháp xác định trị giá hải quan (nếu có): 01 bản chụp; 5. Các chứng từ có liên quan trong trường hợp phải quy đổi từ trị giá hóa đơn về giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất đối với hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chụp. Nếu cần xác định trước Mức giá thì nộp kèm các giấy tờ sau: 1. Đơn đề nghị xác định trước trị giá hải quan (Mẫu số 02/XĐTTG/TXNK thuộc Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC); 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc chứng từ có giá trị tương đương hợp đồng do doanh nghiệp trực tiếp thực hiện giao dịch: 01 bản chụp; 3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: 01 bản chụp; 4. Vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương theo quy định của pháp luật (trừ hàng hóa nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): 01 bản chụp; 5. Tài liệu kỹ thuật, hình ảnh hoặc catalogue hàng hóa: 01 bản chụp; 6. Chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch dự kiến đề nghị xác định trước mức giá (nếu có): 01 bản chụp. Trường hợp chưa có giao dịch thực tế hoặc các chứng từ nêu trên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đề nghị cơ quan hải quan hướng dẫn nguyên tắc, điều kiện áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan. |
Cả 04 thủ tục đề nghị xác định trước này, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đều có thể thực hiện thông qua Cổng thông tin Dịch vụ công trực tuyến Hải quan Việt Nam mà không phải nộp hồ sơ trực tiếp.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản trả lời từ chối xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi đến công ty:
- Không đủ điều kiện, hồ sơ để xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
- Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đang chờ kết quả xử lý của cơ quan quản lý nhà nước, bao gồm:
+ Hàng hóa đang thuộc vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo về việc đang điều tra, thanh tra, kiểm tra;
+ Hàng hóa đã được Tổng cục Hải quan tiếp nhận và chờ kết quả xử lý.
- Hàng hóa nêu tại đơn đề nghị xác định trước mã số đã có văn bản hướng dẫn về mã số của cơ quan quản lý nhà nước.
Nếu không thuộc các trường hợp bị từ chối nêu trên, Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan gửi đến công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ; hoặc, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ.
Văn bản thông báo kết quả xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan có hiệu lực tối đa không quá 03 năm kể từ ngày ký ban hành và là cơ sở để công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khai hải quan khi làm thủ tục hải quan. Riêng văn bản thông báo kết quả xác định trước mức giá có hiệu lực trực tiếp đối với lô hàng được xác định trước mức giá.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải thông báo bằng văn bản cho Tổng cục Hải quan trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến hàng hóa đã đề nghị xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan; trong đó, nêu rõ nội dung, lý do, ngày, tháng, năm có sự thay đổi.
Lưu ý:
Nếu không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải gửi văn bản yêu cầu Tổng cục Hải quan xem xét. Tổng cục Hải quan sẽ có văn bản trả lời kết quả cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên trong thời hạn 10 ngày làm việc (đối với hàng hóa thông thường) hoặc 30 ngày (đối với trường hợp phức tạp cần xác minh, làm rõ), kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trong trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không đồng ý với nội dung xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan mà công ty cần thiết thông quan hàng hóa, thì công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực hiện nộp thuế theo giá khai báo hoặc thực hiện bảo lãnh theo quy định để thực hiện thông quan hàng hóa. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan.
Bạn Chưa Đăng Nhập Tài khoản!
Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chưa xem được Căn cứ pháp lý được sử dụng, lịch công việc.
Nếu chưa là Tài khoản, mời Bạn Đăng ký Tài khoản tại đây
Bài viết liên quan:
- Giá điện sinh hoạt 2024 và File Excel tính tiền điện sinh hoạt 2024
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12242:2018: Giống cá vược
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10750:2015: Thuốc bảo quản gỗ-Quy trình thuần thục nhanh gỗ đã xử lý thuốc
- Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 10494:2014: Thức ăn chăn nuôi-Xác định hàm lượng nitơ amoniac
- Cách tính tiền điện trong tháng 11/2023 (khi thay đổi giá điện)
Câu hỏi thường gặp:
- Cách tính tiền điện sinh hoạt? Cách tính tiền điện cho kinh doanh hiện nay?
- Luật Đầu tư 2024: Ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường với nhà đầu tư nước ngoài?
- Luật Đầu tư 2024: Ngành, nghề nào cấm đầu tư kinh doanh trong năm 2024?
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2024, khoản thu nhập nào phải chịu thuế?
- Giá bán lẻ điện cho sản xuất, kinh doanh năm 2023 là bao nhiêu?