Tôi muốn biết pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời gian nghỉ và tiền lương đối với người lao động nữ trong những ngày hành kinh? Mong được giải đáp! – Anh Thy (Hà Nội).
>> Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng lịch nghỉ lễ 30/4 và 01/5 giống như công chức, viên chức
>> Thủ tục tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất năm 2024
Căn cứ khoản 4 Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 và điểm a, điểm b khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ về việc thời gian nghỉ của lao động nữ trong thời gian hành kinh như sau:
(i) Lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút tính vào thời giờ làm việc và vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động. Số ngày có thời gian nghỉ trong thời gian hành kinh do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ nhưng tối thiểu là 03 ngày làm việc trong một tháng; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.
(ii) Trường hợp lao động nữ có yêu cầu nghỉ linh hoạt hơn so với quy định tại khoản (i) nêu trên thì hai bên thỏa thuận để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Bộ luật Lao động và văn bản hướng dẫn còn hiệu lực (Áp dụng năm 2024) |
Thời gian nghỉ, tiền lương với những ngày lao động nữ hành kinh năm 2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Căn cứ khoản 4 Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, thời gian người lao động nữ được nghỉ theo quy định tại Mục 1.1 nêu trên được xem là thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương.
(ii) Theo điểm c khoản 3 Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dụng lao động đồng ý để người lao động nữ làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại khoản (i) Mục 1.1, người lao động được trả thêm tiền lương theo công việc mà người lao động đã làm trong thời gian được nghỉ và thời gian làm việc này không tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.
(i) Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động là cá nhân vi phạm quy định, cụ thể là không cho lao động nữ nghỉ 30 phút mỗi ngày trong thời gian hành kinh trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó, theo Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt nêu trên áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp, đối tượng vi phạm là tổ chức, doanh nghiệp vi phạm sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
(ii) Ngoài ra, theo điểm a khoản 3 Điều 28 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định nêu trên phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là trả tiền lương cho người lao động nữ tương ứng với thời gian người lao động nữ không được nghỉ trong thời gian hành kinh theo quy định của pháp luật khi có hành vi vi phạm quy định tại khoản (i) Mục này.
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có những trách nhiệm quản lý lao động như sau:
(i) Lập, cập nhật, quản lý, sử dụng sổ quản lý lao động bằng bản giấy hoặc bản điện tử và xuất trình khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
(ii) Khai trình việc sử dụng lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động trong quá trình hoạt động với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho cơ quan bảo hiểm xã hội.