Từ ngày 17/7/2024, thành viên quyết toán phải đảm bảo 03 trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
>> Điều kiện đối với khách hàng sử dụng ví điện tử năm 2024
>> Quy định về phương thức, định kỳ và thời hạn báo cáo Ngân hàng Nhà nước từ ngày 17/7/2024
Căn cứ Điều 40 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, từ ngày 17/7/2024, thành viên quyết toán phải đảm bảo 03 trách nhiệm sau đây:
(i) Thành viên quyết toán phải chủ động theo dõi, quản lý và bổ sung kịp thời số dư Có trên tài khoản thanh toán của tổ chức mình mở tại Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch) đảm bảo khả năng chi trả để thực hiện quyết toán bù trừ điện tử và thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ phát sinh khi tham gia Hệ thống bù trừ điện tử.
(ii) Đăng ký thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức bù trừ điện tử theo đúng quy định. Chủ động theo dõi, giám sát và kịp thời điều chỉnh tăng hạn mức bù trừ điện tử để đảm bảo các giao dịch thanh toán của khách hàng qua Hệ thống bù trừ điện tử được thực hiện thông suốt, không bị gián đoạn.
(iii) Tuân thủ các quy định về tổ chức, vận hành hệ thống của Tổ chức chủ trì bù trừ điện tử.
Danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Thành viên quyết toán phải đảm bảo 03 trách nhiệm trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 17/7/2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 39 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ngân hàng hợp tác có trách nhiệm sau đây:
(i) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các đối tác thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày phát sinh trên tài khoản của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác theo thỏa thuận giữa các bên.
(ii) Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.
(iii) Mở tài khoản đảm bảo thanh toán cho tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và đảm bảo tài khoản này không được sử dụng chung với tài khoản đảm bảo thanh toán cho việc cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, tách bạch với các tài khoản thanh toán khác của tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử; quản lý các biện pháp đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ, việc sử dụng tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử theo đúng hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác đã ký với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
(iv) Không cho phép tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện giao dịch thấu chi trên tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử và dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ.
(v) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh toán thông qua dịch vụ trung gian thanh toán.
(vi) Trường hợp ngân hàng hợp tác đồng thời là ngân hàng liên kết, ngân hàng hợp tác có các trách nhiệm quy định tại Mục 3 dưới đây.
Căn cứ khoản 3 Điều 39 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ngân hàng liên kết có trách nhiệm sau đây:
(i) Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và/hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch và bù trừ điện tử để kiểm tra, đối chiếu thông tin khách hàng mở ví điện tử theo thỏa thuận giữa các bên, đảm bảo khách hàng mở ví điện tử là chủ tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ liên kết với ví điện tử.
(ii) Đảm bảo tài khoản đồng Việt Nam hoặc thẻ ghi nợ để liên kết với ví điện tử của khách hàng phải được đăng ký sử dụng dịch vụ thanh toán bằng phương tiện điện tử tại ngân hàng liên kết.