Từ ngày 01/10/2024, khách hàng sử dụng dịch vụ điện tử là cá nhân, tổ chức phải đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định tại Thông tư 40/2024/TT-NHNN ngày 17/07/2024.
>> Quy định về phương thức, định kỳ và thời hạn báo cáo Ngân hàng Nhà nước từ ngày 17/7/2024
>> Hồ sơ mở ví điện tử trong trung gian thanh toán dành cho khách hàng từ ngày 01/10/2024
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 40/2024/TT-NHNN hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và có hiệu lực kể từ ngày ký. Tuy nhiên, đối với quy định về đối tượng khách hàng sử dụng ví điện tử theo Điều 17 Thông tư 40/2024/TT-NHNN, trong đó, khoản 2 Điều 17 Thông tư 40/2024/TT-NHNN quy định đối với khách hàng là tổ chức sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/10/2024.
Khách hàng sử dụng ví điện tử bằng đồng Việt Nam là cá nhân, tổ chức có tài khoản đồng Việt Nam tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ tài khoản thanh toán chung).
Danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Điều kiện đối với khách hàng sử dụng ví điện tử năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
2. Điều kiện đối với ví điện tử của tổ chức
Chủ ví điện tử được ủy quyền trong sử dụng ví điện tử. Việc ủy quyền phải thực hiện bằng văn bản, phù hợp với quy định pháp luật về ủy quyền và quy định sau:
Chủ ví điện tử gửi tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử nơi mở ví điện tử văn bản ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của tổ chức hoặc người đại diện theo ủy quyền của tổ chức (sau đây gọi là người đại diện hợp pháp), kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) kèm tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết đối với cá nhân là người được ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải áp dụng biện pháp xác minh thông tin nhận biết đối với người được ủy quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 40/2024/TT-NHNN.
Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử không được mở ví điện tử cho chính mình.
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Hồ sơ mở ví điện tử trong trung gian thanh toán dành cho khách hàng từ ngày 01/10/2024
Quý khách hàng xem thêm chi tiết tại bài viết: Quy định về hoạt động dịch vụ hỗ trợ thu hộ và chi hộ trong cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán từ ngày 17/7/2024
Điều 21. Trình tự, thủ tục mở ví điện tử - Thông tư 40/2024/TT-NHNN ... 2. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và đối chiếu đảm bảo sự khớp đúng, chính xác của các tài liệu, thông tin, dữ liệu mà khách hàng cung cấp và tiến hành xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Điều 23. Xác thực thông tin khách hàng mở ví điện tử - Thông tư 40/2024/TT-NHNN 1. Chủ ví điện tử phải cung cấp, cập nhật đầy đủ, chính xác các tài liệu, thông tin, dữ liệu trong hồ sơ mở ví điện tử cho tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử và chịu trách nhiệm về tính trung thực của các tài liệu, thông tin, dữ liệu mà mình cung cấp. 2. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo hồ sơ mở ví điện tử, thông tin về khách hàng mở ví điện tử là đầy đủ, hợp lệ theo quy định tại Điều 18, Điều 20 Thông tư này. Điều 30. Cung cấp thông tin - Thông tư 40/2024/TT-NHNN 1. Tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cung cấp thông tin về ví điện tử của khách hàng theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. 2. Chậm nhất ngày 10 hàng tháng, tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử cung cấp theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước thông tin về các ví điện tử có dấu hiệu gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật theo Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Việc cung cấp thông tin được thực hiện bằng phương tiện điện tử theo hướng dẫn kỹ thuật kết nối của Ngân hàng Nhà nước. |