Phương thức, định kỳ và thời hạn báo cáo Ngân hàng Nhà nước từ ngày 17/7/2024 được quy định chi tiết tại Thông tư 41/2024/TT-NHNN.
>> Hồ sơ mở ví điện tử trong trung gian thanh toán dành cho khách hàng từ ngày 01/10/2024
>> Những lưu ý khi mở ví điện tử bằng phương tiện điện tử từ ngày 01/10/2024
Căn cứ Điều 15 Thông tư 41/2024/TT-NHNN, phương thức, định kỳ và thời hạn báo cáo Ngân hàng Nhà nước từ ngày 17/7/2024 được quy định như sau:
Báo cáo điện tử thể hiện dưới dạng tệp (file) dữ liệu điện tử hoặc dạng tin điện được truyền qua mạng máy tính hoặc gửi qua vật mang tin, có chữ ký điện tử của người đại diện hợp pháp của tổ chức báo cáo theo đúng ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc tệp do Ngân hàng Nhà nước quy định. Báo cáo được gửi đến Ngân hàng Nhà nước bằng một trong các phương thức sau:
(i) Gửi qua hệ thống thông tin báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là hệ thống thông tin báo cáo).
(ii) Gửi qua hệ thống thông tin giám sát trực tuyến.
(iii) Các phương thức điện tử khác do Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn.
(i) Kỳ báo cáo ngày được xác định từ 0 giờ - 24 giờ của 01 ngày, thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào 14 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
(ii) Kỳ báo cáo tháng được tính từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng của tháng, thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 12 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
(iii) Kỳ báo cáo quý được tính từ ngày đầu tiên của tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý, thời hạn gửi báo cáo chậm nhất là ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
(iv) Kỳ báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày 30/6, thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
(v) Kỳ báo cáo năm được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12, thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 20 của tháng đầu năm tiếp theo ngay sau kỳ báo cáo.
(vi) Nếu ngày quy định cuối cùng của thời hạn gửi báo cáo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó.
Danh sách khách hàng cá nhân mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Danh sách khách hàng tổ chức mở và sử dụng ví điện tử nghi ngờ liên quan giả mạo, gian lận, lừa đảo theo Thông tư 40/2024/TT-NHNN |
Quy định về phương thức, định kỳ và thời hạn báo cáo Ngân hàng Nhà nước từ ngày 17/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 18 Thông tư 41/2024/TT-NHNN, Ngân hàng hợp tác có trách nhiệm báo cáo, cung cấp thông tin cho Ngân hàng Nhà nước như sau:
(i) Báo cáo tình hình hợp tác với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán theo Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-NHNN. Việc báo cáo này được thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về chế độ báo cáo thống kê.
(ii) Báo cáo về tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở tại ngân hàng hợp tác, bao gồm số tài khoản, số dư tài khoản, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán mở và sử dụng tài khoản tại thời điểm truy vấn qua hệ thống thông tin giám sát trực tuyến.
(iii) Cung cấp các thông tin theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Thông tư 41/2024/TT-NHNN.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
Điều 14. Cảnh báo, khuyến nghị trong giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán - Thông tư 41/2024/TT-NHNN 1. Trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện vấn đề rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hoặc dẫn đến việc không tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, Đơn vị giám sát báo cáo, đề xuất Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có văn bản cảnh báo, khuyến nghị đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, ngân hàng hợp tác. 2. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của Đơn vị giám sát và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu. |