Khi giao kết hợp đồng lao động, nhiều người lao động và doanh nghiệp còn mơ hồ về thẩm quyền ký kết hợp đồng. Trường hợp có tranh chấp phát sinh, các bên thường viện cớ người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền để không chịu trách nhiệm. Vậy ai là người có thẩm quyền ký kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp?
>> Tổng hợp văn bản pháp luật về lao động - tiền lương năm 2020
>> Nên làm gì khi doanh nghiệp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc, doanh nghiệp và người lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019:
“Điều 18. Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
...
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
...”
Như vậy, việc ký kết hợp đồng lao động của doanh nghiệp với người lao động sẽ thuộc thẩm quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được người đại diện theo pháp luật ủy quyền hoặc những người được nêu ở trên.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 49 của Bộ luật Lao động năm 2019:
“Điều 49. Hợp đồng lao động vô hiệu
1. Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
…
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
...”
Do đó, trường hợp hai bên giao kết hợp đồng lao động mà người ký kết hợp đồng lao động với người lao động không phải là những người có thẩm quyền thì hợp đồng lao động đã ký kết không phát sinh hiệu lực và được xác định là hợp đồng vô hiệu toàn bộ.
Quý thành viên có thể xem chi tiết tại bài viết Hợp đồng lao động vô hiệu, xử lý như thế nào?
Ngoài ra, Quý thành viên có thể tham khảo một số bài viết sau:
- Người lao động cần biết những điều này khi giao kết hợp đồng lao động;
- Một số lưu ý cho doanh nghiệp trong khi giao kết hợp đồng lao động;
- Phân biệt người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
Căn cứ pháp lý:
Quý thành viên hãy theo dõi chúng tôi để nhận thêm nhiều tin tức: