Tài khoản 901 (tiền không có giá trị lưu hành) được quy định như thế nào? – Hoài Thương (Đồng Nai).
>> Tài khoản 001 (xác định kết quả kinh doanh)
>> Tài khoản 881 (chi phí dự phòng)
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
- Tài khoản 901 dùng để theo dõi các khoản tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đang chờ xử lý.
- Tổ chức tài chính vi mô có trách nhiệm mở tài khoản theo dõi chi tiết cho từng khoản tiền.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 901 (tiền không có giá trị lưu hành) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Thông tư 05/2019/TT-BTC, nguyên tắc kế toán của Tài khoản 901 - Tiền không có giá trị lưu hành áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô được quy định như sau:
Bên Nợ: Giá trị các khoản tiền nhận vào để chờ xử lý.
Bên Có: Giá trị các khoản tiền được xử lý.
Số dư bên Nợ: Phản ánh giá trị các khoản tiền mẫu, tiền lưu niệm, tiền nghi giả, tiền giả, tiền bị phá hoại đang chờ xử lý tổ chức tài chính vi mô đang bảo quản.
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Luật Kế toán 2015, kỳ kế toán được quy định như sau:
Điều 12. Kỳ kế toán - Luật Kế toán 2015 1. Kỳ kế toán gồm kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng và được quy định như sau: a) Kỳ kế toán năm là 12 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 năm dương lịch. Đơn vị kế toán có đặc thù về tổ chức, hoạt động được chọn kỳ kế toán năm là 12 tháng tròn theo năm dương lịch, bắt đầu từ đầu ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý trước năm sau và phải thông báo cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế; b) Kỳ kế toán quý là 03 tháng, tính từ đầu ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý; c) Kỳ kế toán tháng là 01 tháng, tính từ đầu ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng. 2. Kỳ kế toán của đơn vị kế toán mới được thành lập được quy định như sau: a) Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ đầu ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; b) Kỳ kế toán đầu tiên của đơn vị kế toán khác tính từ đầu ngày quyết định thành lập đơn vị kế toán có hiệu lực đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Đơn vị kế toán khi bị chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản thì kỳ kế toán cuối cùng tính từ đầu ngày kỳ kế toán năm, kỳ kế toán quý, kỳ kế toán tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này đến hết ngày trước ngày quyết định chia, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoặc hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động, phá sản đơn vị kế toán có hiệu lực. 4. Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng. |