Hiện nay, pháp luật quy định Tài khoản 891 (chi phí khác) như thế nào? – Diệu Thúy (Quảng Nam).
>> Tài khoản 911 (các công nợ bằng ngoại tệ)
>> Tài khoản 901 (tiền không có giá trị lưu hành)
Căn cứ Điều 60 Thông tư 05/2019/TT-BTC quy định về Tài khoản 891 – Chi phí khác áp dụng đối với tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Tài khoản này phản ánh các khoản chi phí khác của các tổ chức tài chính vi mô trừ các khoản chi phí hoạt động tín dụng, chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, chi phí hoạt động kinh doanh khác, chi phí dự phòng, như:
+ Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định;
+ Giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán sau khi đã được bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm (nếu có - trong trường hợp tập thể, cá nhân có liên quan làm mất mát, hư hỏng tài sản hoặc tài sản được mua bảo hiểm;
+ Chi đóng phí hiệp hội ngành nghề theo quy định pháp luật;
+ Chi cho công tác đảng, đoàn thể tại các tổ chức tài chính vi;
+ Chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa, chi phí thu hồi nợ xấu;
+ Chi xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại;
+ Chi các khoản đã hạch toán doanh thu nhưng thực tế không thu được;
+ Chi công tác xã hội theo quy định pháp luật;
+ Chi nộp phạt vi phạm hành chính;
+ Chi khác theo quy định tại cơ chế tài chính của tổ chức tài chính vi mô.
- Đối với các khoản chi phí không được coi là chi phí hợp lý, hợp lệ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp để làm tăng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Danh sách những Thông tư hướng dẫn kế toán đang còn hiệu lực |
Tài khoản 891 (chi phí khác) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
- Bên Nợ:
Các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ.
- Bên Có:
+ Các khoản ghi giảm chi phí phí khác;
+ Kết chuyển chi phí khác vào bên Nợ Tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Tài khoản 891 không có số dư cuối kỳ.
Căn cứ Điều 39 Luật Kế toán 2015 quy định về kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ như sau:
Điều 39. Kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ - Luật Kế toán 2015 1. Kiểm soát nội bộ là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. 2. Đơn vị kế toán phải thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị để bảo đảm các yêu cầu sau đây: a) Tài sản của đơn vị được bảo đảm an toàn, tránh sử dụng sai mục đích, không hiệu quả; b) Các nghiệp vụ được phê duyệt đúng thẩm quyền và được ghi chép đầy đủ làm cơ sở cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý. 3. Kiểm toán nội bộ là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ. 4. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ sau đây: a) Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; b) Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt; c) Kiểm tra việc tuân thủ nguyên tắc hoạt động, quản lý, việc tuân thủ pháp luật, chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của lãnh đạo đơn vị kế toán; d) Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, bảo vệ tài sản của đơn vị; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành hoạt động của đơn vị kế toán. 5. Chính phủ quy định chi tiết về kiểm toán nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. |