Có phải Bộ Xây dựng vừa ban hành quy định sửa Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà, công trình? Nếu đúng thì nội dung sửa đổi cụ thể ra sao? – Kim Ánh (Bình Dương).
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 24/10/2023
>> Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6610-1:2014 (IEC 60227-1:2007): Cáp cách điện - Phần 1: Yêu cầu chung
Thông tư 09/2023/TT-BXD ngày 16/10/2023 của Bộ Xây dựng ban hành Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2023.
Theo đó, một số nội dung sửa đổi nổi bật như sau:
Phạm vi điều chỉnh quy định tại điểm 1.1 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà, công trình được sửa đổi như sau:
(i) Sửa đổi đoạn thứ nhất, đoạn a) và CHÚ THÍCH của đoạn a) như sau:
“1.1.2 Quy chuẩn này áp dụng đối với các nhà sau:
a) Nhà ở:
1) Chung cư và nhà ở tập thể có chiều cao PCCC không quá 150 m và không quả 3 tầng hầm;
2) Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô như sau:
- cao từ 7 tầng trở lên (hoặc có chiều cao PCCC từ 25 m trở lên);
- hoặc có khối tích từ 5.000 m3 trở lên;
- hoặc có nhiều hơn 1 tầng hầm đến 3 tầng hầm.
CHỦ THÍCH: Đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp các mục đích sử dụng khác, nhà ở riêng là được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô khác với quy mô đã nêu tại đoạn 2) điểm 1.1.2 thì có thể áp dụng các yêu cầu an toàn cháy nêu trong tiêu chuẩn và nhà ở riêng lẻ, các tài liệu chuẩn khác để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”
(ii) Bổ sung vào cuối điểm 1.1.2 các đoạn văn sau:
“Quy chuẩn này cũng có thể được xem xét áp dụng đối với các nhà không thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này nếu các yêu cầu trong quy chuẩn này phù hợp với nhà đó.
Đối với các nhà đứng độc lập (trừ các nhà thuộc nhóm F5 và các nhà đã nêu tại CHÚ THÍCH của đoạn 2) điểm 1.1.2) có chiều cao dưới 7 tầng, chiều cao PCCC dưới 25 m và khối tích dưới 5 000 m3), nếu không thể tuân thủ các quy định của quy chuẩn này thì căn cứ trên công năng cụ thể của nhà cũng có thể áp dụng các tài liệu chuẩn để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan.”.
(iii) Sửa đổi điểm 1.1.4 như sau:
“1.1.4 Quy chuẩn này áp dụng khi xây dựng mới các nhà thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn này; hoặc chỉ áp dụng đối với các bộ phận, khu vực trực tiếp được cải tạo sửa chữa, trong các trường hợp sau:
a) Cải tạo, sửa chữa thay đổi công năng của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà;
b) Cải tạo, sửa chữa làm thay đổi các giải pháp thoát nạn của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà theo hướng làm giảm số lượng lối thoát nạn hoặc cầu thang thoát nạn;
c) Cải tạo, sửa chữa làm tăng hạng nguy hiểm chảy và cháy nổ của tầng nhà, khoang cháy hoặc nhà;
d) Cải tạo, sửa chữa tăng quy mô dẫn đến nâng cao các yêu cầu an toàn cháy đối với tầng nhà, khoang cháy và nhà.
Trường hợp nhà, khoang cháy hoặc tầng nhà được cải tạo, sửa chữa không thể đáp ứng các yêu cầu của quy chuẩn này thi áp dụng 1.1.10.".
(iv) Sửa đổi điểm 1.1.5 như sau:
- Thay cụm từ "Các phần 2, 3, 4, 5 và 6" bằng cụm từ "Quy chuẩn này”.
- Bổ sung cụm từ “công trình hầm giao thông; tháp đèn biển;" vào sau cụm từ "không lưu".
(v) Sửa đổi điểm 1.1.7 như sau:
“1.1.7 Cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại 1.5 của quy chuẩn này và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.”
(vi) Sửa đổi điểm 1.1.10 như sau:
“1.1.10 Trong một số trường hợp riêng biệt, có thể xem xét bổ sung, thay thế một số yêu cầu của quy chuẩn này đối với công trình cụ thể bằng các yêu cầu an toàn cháy phù hợp khác theo tài liệu chuẩn hoặc có luận chứng kỹ thuật phù hợp.".
(vii) Bổ sung điểm 1.1.11 như sau:
"1.1.11. Các địa phương được ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định tại các phần 3, 4, 5, 6 và các phụ lục của quy chuẩn này cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy".
Như vậy, có thể thấy, Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2022/BXD được sửa đổi theo hướng mở rộng hơn phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn này.
Sửa Quy chuẩn an toàn cháy cho nhà, công trình (Thông tư 09/2023/TT-BXD) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tài liệu viện dẫn quy định tại điểm 1.3 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà, công trình bị bãi bỏ kể từ ngày 01/12/2023.
Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ của điểm 1.4 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà, công trình như sau:
(i) Bổ sung cụm từ "; hoặc các bộ phận khác có chức năng ngăn cháy" vào sau cụm từ "sàn ngăn cháy" tại điểm 1.4.5.
(ii) Bổ sung vào cuối điểm 1.4.9 như sau:
"CHÚ THÍCH 4: Trong trường hợp các mặt đường tiếp cận nhà có cao độ khác nhau thì nhà có thể có các chiều cao PCCC khác nhau tùy thuộc vào phương án thiết kế an toàn cháy cụ thể.".
(iii) Sửa đổi khái niệm của thuật ngữ “Cửa nắp hút khói”, cụ thể như sau:
Cửa nắp hút khói (cửa trời hoặc cửa chớp): Bộ phận (mở được khi có cháy) được điều khiển tự động và từ xa hoặc luôn mở sẵn, che các lỗ mở trên các kết cấu bao che bên ngoài của không gian nhà (hoặc gian phòng) mà được bảo vệ bằng hệ thống thông gió hút xả khói theo cơ chế tự nhiên.".
(iv) Bổ sung thuật ngữ “Gian phòng chung”, cụ thể:
Gian phòng chung: Gian phòng có công năng dùng để tổ chức sự kiện (ví dụ: hội họp, hội thảo, trình diễn, thể thao và tương tự), có sự tập trung cùng lúc một nhóm người, trong một khoảng thời gian được ấn định cụ thể. Nhóm người này có đặc điểm chung là không quen thuộc với địa điểm được tập trung (không thường xuyên hoặc không định kỳ có mặt). Các văn phòng, gian phòng sản xuất, các gian phòng khác mà được sử dụng chủ yếu cho người trong nội bộ tòa nhà thì không được coi là các gian phòng chung (ví dụ: phòng họp nội bộ, phòng ăn nội bộ, phòng sinh hoạt chung nội bộ và tương tự).".
(v) Sửa đổi tên thuật ngữ “Gian phòng có người làm việc thường xuyên" tại điểm 1.4.22 thành "Gian phòng có người làm việc thường xuyên (hoặc thường xuyên có người)".