Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia nào về Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750V? Cụ thể như thế nào? – Xuân Thành (Tiền Giang).
>> Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6306-3:2006: Mức cách điện và thử nghiệm điện môi và khoảng cách ly
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 23/10/2023
Hiện nay, đang áp dụng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6610-1:2014 (IEC 60227-1:2007) về Cáp cách điện bằng polyvinyl clorua có điện áp danh định đến và bằng 450/750 V - Phần 1: Yêu cầu chung. Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6610-1:2014 (IEC 60227-1:2007) có những nội dung đáng chú ý sau đây:
Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6610-1:2014 (IEC 60227-1:2007) áp dụng các định nghĩa sau đây.
1.1. Định nghĩa liên quan đến vật liệu cách điện và vật liệu dùng làm vỏ bọc
1.1.1 Hợp chất PVC (polyvinyl cloride compound)
Sự kết hợp của các vật liệu được lựa chọn, phân chia tỷ lệ và xử lý một cách thích hợp, trong đó thành phần đặc trưng là PVC hoặc một trong các chất đồng trùng hợp của nó. Thuật ngữ này cũng áp dụng cho hợp chất chứa PVC và một số chất trùng hợp của nó.
1.1.2. Loại hợp chất (type of compound)
Loại trong đó hợp chất được xếp vào theo tính chất của nó và được xác định bằng các thử nghiệm riêng. Tên của loại hợp chất không liên quan trực tiếp đến thành phần cấu tạo của hợp chất.
1.2. Định nghĩa liên quan đến các thử nghiệm
1.2.1. Thử nghiệm điển hình (type tests)
T
Thử nghiệm đòi hỏi thực hiện trước khi cung cấp một kiểu cáp thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này theo thông lệ thương mại để chứng tỏ các đặc trưng về tính năng phù hợp với yêu cầu ứng dụng dự kiến. Các thử nghiệm này có đặc thù là sau khi đã thực hiện thử nghiệm thì không cần thực hiện lại trừ khi có thay đổi về vật liệu cáp hoặc thiết kế có thể làm thay đổi các đặc trưng về tính năng.
1.2.2. Thử nghiệm mẫu (sample tests)
S
Thử nghiệm được thực hiện trên các mẫu cáp hoàn chỉnh hoặc các thành phần được lấy từ cáp hoàn chỉnh đủ để chứng tỏ rằng sản phẩm hoàn chỉnh phù hợp với quy định kỹ thuật thiết kế.
1.3. Điện áp danh định (rated voltage)
Điện áp danh định của cáp là điện áp chuẩn mà cáp được thiết kế và dùng để ấn định các thử nghiệm về điện.
Điện áp danh định được biểu thị bằng sự kết hợp của hai giá trị Uo/U, tính bằng vôn:
Uo là giá trị điện áp hiệu dụng giữa bất kỳ ruột dẫn có bọc cách điện nào và "đất" (vỏ kim loại của cáp hoặc môi trường bao quanh);
U là giá trị điện áp hiệu dụng giữa ruột dẫn của hai pha bất kỳ của cáp nhiều lõi hoặc của hệ thống các cáp một lõi.
Trong hệ thống điện xoay chiều, điện áp danh định của cáp ít nhất phải bằng điện áp danh nghĩa của hệ thống mà cáp được thiết kế.
Điều kiện này áp dụng cho cả giá trị Uo và U.
Trong hệ thống điện một chiều, điện áp danh nghĩa của hệ thống không được lớn hơn 1,5 lần điện áp danh định của cáp.
Chú thích: Điện áp làm việc của hệ thống có thể thường xuyên vượt quá điện áp danh nghĩa của hệ thống tới 10 %. Cáp có thể sử dụng ở điện áp làm việc lớn hơn 10 % so với điện áp danh định của cáp nếu điện áp danh định của cáp ít nhất là bằng điện áp danh nghĩa của hệ thống.
Toàn văn File Word Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật cùng các văn bản hướng dẫn (đang có hiệu lực thi hành) |
Ảnh chụp một phần Lược đồ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
2.1. Xuất xứ và dấu hiệu nhận biết cáp
Trên cáp phải chỉ ra nhà chế tạo theo chuỗi liên tục hoặc ghi nhãn lặp lại tên hoặc thương hiệu của nhà chế tạo.
Cáp để sử dụng ở nhiệt độ ruột dẫn vượt quá 70 oC phải được ghi nhãn ký hiệu mã hoặc nhiệt độ cao nhất của ruột dẫn.
Nhãn có thể in hoặc ép nổi hoặc chìm trên cách điện hoặc vỏ bọc.
Độ liên tục của nhãn:
Từng nhãn quy định phải được coi là liên tục nếu khoảng cách giữa điểm kết thúc của một lần ghi nhãn hoàn chỉnh và điểm bắt đầu của lần ghi nhãn tiếp theo không vượt quá:
– 550 mm nếu ghi nhãn trên vỏ ngoài của cáp;
– 275 mm nếu ghi nhãn:
+ trên cách điện của cáp không có vỏ bọc;
+ trên cách điện của cáp có vỏ bọc;
+ trên dải băng bên trong cáp có vỏ bọc.
2.2. Độ bền
Nhãn in phải bền. Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 6610-2 (IEC 60227-2).
2.3. Độ rõ
Tất cả các nội dung ghi nhãn phải rõ ràng.
Màu của chuỗi để nhận biết phải dễ phân biệt hoặc dễ thực hiện để phân biệt được, nếu cần, bằng cách dùng phương pháp lau bằng xăng hoặc dung môi thích hợp khác.
Mỗi lõi phải nhận biết được:
– Bằng màu, trên cáp có không nhiều hơn năm lõi;
– Bằng số, trên cáp có nhiều hơn năm lõi.
Chú thích: Cách phối hợp màu và đặc biệt là phối hợp màu đối với cáp cứng nhiều lõi đang được xem xét.
3.1. Nhận biết lõi bằng màu
3.1.1. Yêu cầu chung
Việc nhận biết lõi cáp phải đạt được bằng cách sử dụng cách điện có màu hoặc phương pháp thích hợp khác.
Mỗi lõi cáp chỉ được có duy nhất một màu trừ khi lõi được nhận biết bằng cách kết hợp màu xanh lục và màu vàng.
Khi không có trong kết hợp màu thì không được sử dụng màu xanh lục và màu vàng cho cáp nhiều lõi.
Chú thích: Tốt nhất là nên tránh dùng màu đỏ và màu trắng.
3.1.2. Phối hợp màu
Ưu tiên phối hợp màu đối với cáp mềm và cáp một lõi là:
– Cáp một lõi: không có phối hợp màu ưu tiên;
– Cáp hai lõi: không có phối hợp màu ưu tiên;
– Cáp ba lõi: xanh lục vàng, xanh lam, nâu, hoặc nâu, đen, xám;
– Cáp bốn lõi: xanh lục vàng, nâu, đen, xám, hoặc xanh lam, nâu, đen, xám;
– Cáp năm lõi: xanh lục vàng, xanh lam, nâu, đen, xám, hoặc xanh lam, nâu, đen, xám, đen.
Màu phải được phân biệt một cách rõ ràng và bền. Độ bền phải được kiểm tra bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 6610-2 (IEC 60227-2).
3.1.3. Kết hợp màu xanh lục-vàng
Sự phân bố các màu đối với lõi có màu xanh lục - vàng phải phù hợp với yêu cầu dưới đây (theo IEC 60173): trên mỗi đoạn lõi dài 15 mm, một trong hai màu này phải phủ ít nhất là 30 % nhưng không quá 70 % bề mặt của lõi, màu kia phủ phần còn lại.
Chú thích: Thông tin về việc sử dụng màu xanh lục - vàng và xanh lam.
Màu xanh lục và vàng khi được kết hợp như quy định ở trên chỉ được chấp nhận để nhận biết lõi dùng làm dây nối đất hoặc dây bảo vệ tương tự, còn màu xanh lam được sử dụng để nhận biết lõi dùng để nối đến trung tính. Tuy nhiên, nếu không có trung tính thì màu xanh lam có thể sử dụng để nhận biết bất kỳ lõi nào trừ dây nối đất hoặc dây bảo vệ.
3.2. Nhận biết lõi bằng số
3.2.1. Yêu cầu chung
Cách điện của các lõi phải có cùng một màu và được đánh số tuần tự trừ lõi có màu xanh lục -vàng, nếu có.
Lõi màu xanh lục - vàng, nếu có, phải phù hợp với yêu cầu ở 4.1.3 và phải ở lớp ngoài cùng. Đánh số phải bắt đầu từ số 1 ở lớp trong cùng.
Các số phải được in theo số Arập trên bề mặt ngoài của lõi. Tất cả các số phải cùng màu và phải tương phản với màu của cách điện. Các chữ số phải rõ nét.
3.2.2. Bố trí nhãn ưu tiên
Các số phải được lặp lại ở các khoảng đều nhau dọc theo lõi, các số kế tiếp ngược lại so với các số trước đó.
Khi số có một chữ số thì phải gạch chân số đó. Nếu số có hai chữ số thì chúng phải được trình bày với chữ số nọ ở dưới chữ số kia và gạch chân chữ số bên dưới. Khoảng cách d giữa các số kế tiếp không được vượt quá 50 mm.
Cách bố trí nhãn được thể hiện theo hình dưới đây.
3.2.3. Độ bền
Các chữ số được in phải bền. Kiểm tra sự phù hợp với yêu cầu này bằng thử nghiệm cho trong 1.8 của TCVN 6610-2 (IEC 60227-2).