Mỗi doanh nghiệp khi thành lập đều cần phải có người đại diện theo pháp luật, là người có vai trò quan trọng trong việc quản lý nội bộ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì nắm giữ vai trò quan trọng nên với những ai đang đảm nhiệm vị trí này đều phải đối mặt với một số rủi ro nhất định. Vậy những rủi ro đó là gì?
>> 04 nguyên tắc cơ bản khi soạn thảo Điều lệ công ty
>> Điều kiện để trở thành thành viên hợp danh
1. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Khoản Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật, cụ thể:
Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do hành vi vi phạm của mình gây nên.
Người đại diện theo pháp luật là người có thẩm quyền thay mặt doanh nghiệp ký kết mọi thỏa thuận, hợp đồng, quyết định các vấn đề quan trọng của doanh nghiệp mà không cần ủy quyền hay chấp thuận nào. Đặc biệt là kể từ khi Luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, con dấu doanh nghiệp đã “không còn mang giá trị pháp lý” nữa thì chữ ký của người đại diện theo pháp luật càng đóng vai trò quan trọng hơn.
2. Những rủi ro khi làm người đại diện theo pháp luật
- Rủi ro về tài chính:
Khi thành lập doanh nghiệp, nếu người đại diện pháp luật là thành viên góp vốn hay cổ đông của doanh nghiệp thì theo quy định họ sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý trên phần vốn góp của mình khi có xảy ra các rủi ro về tài chính. Tuy nhiên, theo Luật doanh nghiệp thì người đại diện không nhất thiết phải là thành viên góp vốn hoặc là cổ đông của công ty. Vậy nên nếu người đại diện là người được thuê thì xét về bản chất người đại diện cũng chỉ là một nhân viên như bình thường. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp xảy ra các rủi ro về tài chính thì người đại diện phải liên đới chịu trách nhiệm dựa trên phạm vi nghĩa vụ của mình.
- Các hoạt động kinh doanh trái phép:
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu doanh nghiệp có những hành vi vi phạm pháp luật như hoạt động không đúng ngành nghề kinh doanh, hoạt động không có giấy phép, vi phạm các nghĩa vụ về thuế… thì người đại diện theo pháp luật sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Chẳng hạn, nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ hay có hành vi trốn thuế, lừa đảo, kinh doanh trái phép thì người đại diện theo pháp luật sẽ đại diện cho doanh nghiệp trong tố tụng, thực hiện các các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo của Luật Doanh nghiệp. Đồng thời, người đại diện theo pháp luật là người đầu tiên phải chịu trách nhiệm trước trọng tài, tòa án về các nghĩa vụ giải trình, nộp phạt hành chính, thậm chí là trách nhiệm hình sự nếu có.
Theo Điều 24 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành chính:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Ngoài ra, với tư cách là người góp vốn, người đại diện theo pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn cam kết góp vào công ty theo quy định tại điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 (loại hình công ty TNHH).
CCPL: Luật Doanh nghiệp 2020