Cho tôi hỏi pháp luật quy định xử phạt vi phạm về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp 2023 cụ thể như thế nào? – Lan Anh (Hà Nội).
>> Quy định về giới hạn quyền đối với giống cây trồng năm 2023
>> Quy định về đơn, thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng năm 2023
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP và bãi bỏ một phần theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, chứng cứ sai lệch trong quá trình thực hiện một trong các thủ tục sau đây:
+ Tiến hành các thủ tục xác lập, công nhận, chứng nhận, sửa đổi, duy trì, gia hạn, yêu cầu chấm dứt, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
+ Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc nộp lại văn bằng bảo hộ, tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, tài liệu đó đối với hành vi sửa chữa, tẩy xóa làm sai lệch nội dung văn bằng bảo hộ hoặc tài liệu chứng minh quyền sở hữu công nghiệp.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Toàn văn file word Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành |
Quy định xử phạt vi phạm về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp 2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
(1) Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;
(2) Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;
(3) Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi (1) (2) (3) tại mục 2 của bài này;
+ Buộc cải chính công khai đối với hành vi (1) (2) tại mục 2 của bài này;
+ Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi (3) tại mục 2 của bài này.
Lưu ý: Mức phạt phạt tiền trên là mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 99/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP và bãi bỏ một phần theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 126/2021/NĐ-CP) về vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp được quy định như sau:
Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp khi có thay đổi về tên, địa chỉ, tư cách pháp lý của đại diện sở hữu công nghiệp, thay đổi liên quan đến bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền đại diện sở hữu công nghiệp;
- Không thực hiện thủ tục xóa tên trong Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi chấm dứt hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp;
- Không làm lại thủ tục ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về đại diện sở hữu công nghiệp khi hoạt động ở tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp khác.
Quý khách hàng xem tiếp >> Quy định xử phạt vi phạm về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp 2023 (Phần 2).