Từ ngày 26/4/2023, cho tôi hỏi tôi có thể tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình như thế nào? – Thu Hương (Cà Mau).
>> Quy định về cấp lại giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023
>> Quy định về giới hạn quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 3)
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực từ ngày 26/4/2023.
Theo đó tại Mục 1 Chương VI Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan áp dụng từ ngày 26/4/2023 như sau:
Điều 56 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chung về bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
- Chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan trực tiếp hoặc có thể ủy quyền cho tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật, để thực hiện và bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan của mình. Bên được ủy quyền có trách nhiệm thông tin công khai để các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng liên hệ thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng.
- Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có nghĩa vụ liên hệ với chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc bên được ủy quyền để thỏa thuận về việc khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Tranh chấp về quyền tác giả, quyền liên quan được giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc trọng tài.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 57 Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về áp dụng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan như sau:
Tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự theo quy định tại Phần thứ năm (Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ) Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, năm 2019, năm 2022) và theo quy định sau đây:
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc trọng tài.
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Luật số 36/2009/QH12), theo yêu cầu của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Hình thức, mức phạt, thẩm quyền, thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm và các biện pháp khắc phục hậu quả tuân theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, năm 2019, năm 2022) và pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định Bộ luật Hình sự 2015.
Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Quý khách hàng xem tiếp >> Quy định về tự bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 2)