PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô qua bài viết sau đây:
>> Bảng lãi suất vay tiền và gửi tiết kiệm tại Ngân hàng tháng 6/2023
Ngày 05/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô và có hiệu lực thi hành ngay.
Theo đó tại Mục 2 Chương III Nghị định 21/2023/NĐ-CP, bài viết tiếp tục đề cập về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Cụ thể như sau:
Theo Điều 26 Nghị định 21/2023/NĐ-CP, các tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện quản trị rủi ro theo quy định như sau:
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thành lập Ban kiểm soát hoặc chỉ định Kiểm soát viên theo quy định tại Mục 9 dưới đây.
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải xây dựng, triển khai thực hiện: các quy chế phân công trách nhiệm trong nội bộ; quy trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác, thẩm định, bồi thường, tái bảo hiểm và các quy trình nghiệp vụ khác.
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật, các quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ.
Hoạt động kiểm tra, giám sát phải độc lập với các hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm và bảo đảm đánh giá, phát hiện kịp thời mọi rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô để có biện pháp xử lý thích hợp.
- Kết quả kiểm tra, giám sát phải được lập thành văn bản và lưu giữ tại tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
|
Quy định về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (Phần 5)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được quy định tại Điều 27 Nghị định 21/2023/NĐ-CP như sau:
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên được Đại hội thành viên bầu (đối với trường hợp tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là cá nhân) hoặc do Tổ chức đại diện thành viên chỉ định (đối với trường hợp tổ chức tương hỗ có thành viên sáng lập là tổ chức đại diện thành viên).
Ban kiểm soát, Kiểm soát viên hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên hoặc Tổ chức đại diện thành viên, thực hiện các quyền và nhiệm vụ sau đây:
(i) Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(ii) Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(iii) Báo cáo Đại hội thành viên về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(iv) Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
(v) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Việc tổ chức thực hiện các nội dung quy định tại Mục (i) và (ii) không được làm cản trở hoạt động bình thường của Hội đồng quản trị, không gây gián đoạn trong điều hành hoạt động hàng ngày của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Thành viên của Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc), Kế toán trưởng, thủ quỹ và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên khác của Ban kiểm soát (trong trường hợp thành lập Ban kiểm soát).
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại phần đầu tiên.