PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô qua bài viết sau đây:
>> Bảng lãi suất vay tiền và gửi tiết kiệm tại Ngân hàng tháng 6/2023
Ngày 05/5/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô và có hiệu lực thi hành ngay.
Theo đó tại Mục 2 Chương III Nghị định 21/2023/NĐ-CP, bài viết tiếp tục đề cập về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô. Cụ thể như sau:
Tại Điều 25 Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô cụ thể như sau:
Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án mà chưa được xóa án tích theo quy định.
- Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế hoặc có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau:
+ Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh;
+ Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ;
+ Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc;
+ Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa; hoặc
+ Đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội.
Sau 05 năm kể từ ngày 05/5/2023, Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô phải tối thiểu là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bác hiểm quốc tế.
|
Quy định về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (Phần 4)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được sử dụng Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô theo các hình thức sau:
- Ký hợp đồng lao động với Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô.
- Thỏa thuận giao kết hợp đồng thuê ngoài với tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các nhiệm vụ của Chuyên gia tính toán bảo hiểm vi mô tại Mục 7.3 dưới đây.
Trong trường hợp này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô vẫn phải chịu trách nhiệm cuối cùng và duy nhất đối với thành viên tham gia bảo hiểm vi mô.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải sử dụng chuyên gia tính toán đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Mục 7.1 nêu trên để thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tính toán phí bảo hiểm; hàng năm đánh giá chênh lệch giữa các giả định tính phí so với thực tế triển khai của từng sản phẩm, tính toán và điều chỉnh lại phí bảo hiểm vào năm sau, phương án sử dụng kết quả hoạt động.
- Tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ hàng quý và hàng năm, báo cáo bằng văn bản cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) về thực trạng tình hình tài chính, tình hình hoạt động đầu tư của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô, trong đó nêu các rủi ro phát sinh và đề xuất về tài sản đầu tư, thời hạn đầu tư của từng loại tài sản đảm bảo tương xứng giữa thời hạn của tài sản đầu tư với các trách nhiệm đã cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
- Báo cáo kịp thời bằng văn bản cho Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị về mọi vấn đề bất thường có khả năng ảnh hưởng bất lợi tới tình hình tài chính của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô và đề xuất biện pháp khắc phục.
- Đánh giá chương trình tái bảo hiểm và các hợp đồng tái bảo hiểm (nếu có) trước khi trình Tổng giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Báo cáo Bộ Tài chính định kỳ hàng năm về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ của mình theo Mẫu số 11 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 21/2023/NĐ-CP, trong thời hạn chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Các nhiệm vụ khác để đảm bảo an toàn tài chính cho tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
Quý khách hàng xem tiếp >> Quy định về tổ chức hoạt động, quản trị rủi ro của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (Phần 5).