Tổ chức cá nhân nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam phải được cơ quan nhà nước cấp giấy phép nhập khẩu.
>> Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024]
>> Điều kiện thành lập công ty TNHH một thành viên
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Luật Thủy sản 2017, tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Quy định về nhập khẩu giống thủy sản năm 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP), hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản gồm:
(i) Đơn đề nghị cấp phép nhập khẩu giống thủy sản theo Mẫu số 05.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP.
(ii) Ảnh chụp hoặc bản vẽ mô tả loài thủy sản đăng ký nhập khẩu kèm theo tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tiếng Anh (nếu có).
(iii) Đề cương nghiên cứu được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt (đối với trường hợp nhập khẩu để nghiên cứu khoa học).
(iv) Tài liệu chứng minh về việc tham gia hội chợ, triển lãm; phương án xử lý loài thủy sản sau khi hội chợ, triển lãm kết thúc (đối với trường hợp nhập khẩu để trưng bày tại hội chợ, triển lãm).
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Nghị định 26/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Nghị định 37/2024/NĐ-CP), trình tự cấp phép nhập khẩu giống thủy sản như sau:
(i) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu giống thủy sản chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm gửi hồ sơ theo quy định tại Mục 2 đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(ii) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép nhập khẩu giống thủy sản cho tổ chức, cá nhân theo Mẫu số 06.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP. Trường hợp không cấp phép nhập khẩu phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
(iii) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện giám sát hoặc có văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh nơi thực hiện nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm thực hiện giám sát.
Điều 3. Giải thích từ ngữ - Luật Thủy sản 2017 ... 9. Giống thủy sản là loài động vật thủy sản, rong, tảo dùng để sản xuất giống, làm giống cho nuôi trồng thủy sản, bao gồm bố mẹ, trứng, tinh, phôi, ấu trùng, mảnh cơ thể, bào tử và con giống. 10. Giống thủy sản thuần chủng là giống thủy sản có tính ổn định về di truyền và năng suất, giống nhau về kiểu gen, kiểu hình. 11. Ương dưỡng giống thủy sản là việc nuôi ấu trùng thủy sản qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện thành con giống. 12. Khảo nghiệm giống thủy sản là việc chăm sóc, nuôi dưỡng, theo dõi giống thủy sản trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định tính khác biệt, tính ổn định, tính đồng nhất về năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh và đánh giá tác hại của giống đưa vào khảo nghiệm. 13. Kiểm định giống thủy sản là việc kiểm tra, đánh giá lại năng suất, chất lượng, khả năng kháng bệnh, đặc tính của giống thủy sản. … |