PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 6)
>> Quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 5)
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 26/4/2023, việc giám định về quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 102 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hợp đồng dịch vụ giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
(i) Yêu cầu giám định phải lập thành hợp đồng dịch vụ giám định giữa người yêu cầu giám định với tổ chức giám định hoặc với giám định viên.
(ii) Hợp đồng giám định gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định; tên, địa chỉ giám định viên hoạt động độc lập hoặc tổ chức giám định.
- Đối tượng, nội dung yêu cầu giám định
- Địa điểm, thời gian thực hiện việc giám định.
- Chi phí thực hiện giám định và phương thức thanh toán.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại; phương thức giải quyết tranh chấp.
- Các điều kiện khác theo thỏa thuận (nếu có).
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 7)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 103 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, trong trường hợp việc yêu cầu giám định có kèm theo đối tượng giám định thì việc giao, nhận, trả lại đối tượng giám định phải lập thành biên bản và có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thời gian, địa điểm giao, nhận, trả lại đối tượng giám định.
- Tên, địa chỉ của bên giao và bên nhận đối tượng giám định hoặc của người đại diện.
- Tên đối tượng giám định; tài liệu hoặc đồ vật có liên quan.
- Tình trạng và cách thức bảo quản đối tượng giám định khi giao, nhận, trả lại.
- Chữ ký của bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, việc lấy mẫu giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
- Tổ chức giám định, giám định viên có thể tự mình tiến hành lấy mẫu giám định (các hiện vật cụ thể là yếu tố xâm phạm và đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ) hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định cung cấp mẫu giám định. Việc lấy mẫu giám định phải lập biên bản với sự chứng kiến và có chữ ký xác nhận của các bên liên quan.
- Việc giao, nhận, trả lại mẫu giám định thực hiện theo nội dung nêu tại Mục 12 bên trên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, việc thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
- Việc giám định quyền tác giả, quyền liên quan có thể do một hoặc một số giám định viên quyền tác giả, quyền liên quan thực hiện. Giám định cá nhân là giám định do một giám định viên thực hiện. Giám định tập thể là giám định do hai giám định viên trở lên thực hiện.
- Trong trường hợp giám định cá nhân thì giám định viên thực hiện toàn bộ việc giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc cùng lĩnh vực chuyên môn thì các giám định viên cùng thực hiện việc giám định, ký tên vào văn bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định; nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi giám định viên ghi riêng ý kiến kết luận của mình vào văn bản kết luận giám định chung và chịu trách nhiệm về ý kiến đó. Trong trường hợp giám định tập thể về vấn đề thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi giám định viên thực hiện phần việc của mình và chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 8)