PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 qua bài viết sau đây:
>> Quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 7)
>> Quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 6)
Ngày 26/4/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan. Nghị định này có hiệu lực kể từ lúc ban hành.
Theo đó, kể từ ngày 26/4/2023, Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định về việc giám định về quyền tác giả, quyền liên quan được thực hiện như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 106 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, giám định bổ sung, giám định lại được quy định như sau:
- Giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng về các nội dung cần giám định hoặc có phát sinh tình tiết mới cần làm rõ. Yêu cầu giám định bổ sung và việc thực hiện giám định bổ sung phải thực hiện theo các quy định đối với giám định lần đầu.
- Giám định lại được thực hiện trong trường hợp người yêu cầu giám định không đồng ý với kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn giữa các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định. Việc giám định lại có thể do tổ chức giám định, giám định viên đã giám định trước đó hoặc do tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.
- Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các kết luận giám định hoặc giữa kết luận giám định với ý kiến chuyên môn của cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về cùng một vấn đề cần giám định thì người yêu cầu giám định có thể tiếp tục yêu cầu tổ chức giám định, giám định viên khác thực hiện việc giám định lại.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về giám định về quyền tác giả, quyền liên quan từ ngày 26/4/2023 (Phần 8)
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ theo quy định tại Điều 107 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau
- Khi thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan, giám định viên hoạt động độc lập và tổ chức giám định có thể thành lập Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
- Giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định lựa chọn thành viên của Hội đồng liên quan đến chuyên ngành giám định và ra quyết định thành lập Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan có chủ tịch và các thành viên. Số lượng thành viên Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải là số lẻ và có từ 03 thành viên trở lên.
- Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan hoạt động theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết công khai ý kiến về chuyên môn. Các thành viên của Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan thảo luận tập thể về chuyên môn, ý kiến của các thành viên phải được ghi trong biên bản cuộc họp của Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan.
- Toàn bộ quá trình tư vấn giám định của Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan được lập thành biên bản làm việc do chủ tịch và các thành viên Hội đồng cùng ký. Biên bản làm việc của Hội đồng tư vấn giám định quyền tác giả, quyền liên quan phải được ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực và được lưu trong hồ sơ giám định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 108 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, kết luận giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
- Kết luận giám định quy định tại khoản 5 Điều 201 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm b khoản 78 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) phải được thể hiện bằng văn bản.
- Văn bản kết luận giám định phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, địa chỉ của tổ chức giám định, giám định viên.
+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.
+ Đối tượng, nội dung, phạm vi giám định.
+ Phương pháp thực hiện giám định.
+ Kết luận giám định.
+ Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành giám định.
- Theo thời gian thỏa thuận tại hợp đồng giám định, giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định phải có văn bản kết luận giám định gửi cho tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định. Giám định viên hoạt động độc lập, người đại diện theo pháp luật của tổ chức giám định phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.
- Trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định, giám định viên hoạt động độc lập, tổ chức giám định phải thông báo kịp thời bằng văn bản đến tổ chức, cá nhân yêu cầu giám định.
Căn cứ theo quy định tại Điều 109 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, chi phí thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan được quy định như sau:
- Chi phí thực hiện giám định quyền tác giả, quyền liên quan theo yêu cầu dịch vụ do các bên thoả thuận và bao gồm một phần hoặc toàn bộ các chi phí sau:
+ Chi phí thí nghiệm.
+ Chi phí máy móc, thiết bị phục vụ cho giám định.
+ Chi phí nghiên cứu hồ sơ tài liệu.
+ Chi phí cho các buổi thảo luận, nhận xét, đánh giá.
+ Chi phí quản lý và các chi phí cần thiết khác.
- Việc thu, quản lý và sử dụng chi phí thực hiện giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách hàng click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu