PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP Quy định về đơn, thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng 2024 (Phần 2) để quý khách hàng nắm rõ về vấn đề này.
>> Quy định về đơn, thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng 2024
>> Quy định về đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp 2024
Căn cứ Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ, việc thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ được quy định như sau:
(i) Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thẩm định nội dung đối với đơn được chấp nhận là hợp lệ. Nội dung thẩm định bao gồm:
- Thẩm định tính mới và tên gọi phù hợp của giống cây trồng.
- Thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng.
(ii) Khảo nghiệm kỹ thuật là tiến hành các thí nghiệm nhằm xác định tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.
Việc khảo nghiệm kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân có năng lực tiến hành khảo nghiệm giống cây trồng thực hiện theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng có thể sử dụng kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đã có trước đó.
(iii) Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là chín mươi ngày, kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về đơn, thủ tục xử lý đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng 2024 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 179 Luật Sở hữu trí tuệ, việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký bảo hộ được quy định như sau:
(i) Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng hoặc quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có các quyền sau đây:
- Sửa đổi, bổ sung đơn nhưng không được làm thay đổi bản chất đơn đăng ký bảo hộ;
- Yêu cầu ghi nhận thay đổi tên, địa chỉ của người đăng ký.
- Yêu cầu ghi nhận thay đổi người đăng ký do chuyển nhượng đơn theo hợp đồng hoặc thừa kế, kế thừa.
(ii) Người yêu cầu thực hiện các thủ tục quy định tại khoản (i) Mục này phải nộp phí, lệ phí.
Căn cứ Điều 182 Luật Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký bảo hộ bị từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp giống cây trồng không đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 176 và Điều 178 Luật Sở hữu trí tuệ. Trong trường hợp từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thực hiện các thủ tục sau đây:
(i) Thông báo về dự định từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, trong đó phải nêu rõ lý do và ấn định thời hạn để người đăng ký khắc phục thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối dự định từ chối.
(ii) Thông báo từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng nếu người đăng ký không khắc phục được các thiếu sót và không có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại khoản (i) Mục này.
(iii) Thực hiện các thủ tục quy định tại Mục 8 dưới đây, nếu người đăng ký khắc phục được các thiếu sót hoặc có ý kiến xác đáng phản đối dự định từ chối quy định tại khoản (i) Mục này.
Căn cứ Điều 183 Luật Sở hữu trí tuệ, việc cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định như sau:
(i) Trong trường hợp đơn đăng ký bảo hộ không bị từ chối theo quy định tại Mục 7 bài viết này và người đăng ký nộp lệ phí thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ.
(ii) Người đăng ký quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng là chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng.
Căn cứ Điều 180 Luật Sở hữu trí tuệ, việc rút đơn đăng ký bảo hộ được quy định như sau:
(i) Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng quyết định cấp hay từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có quyền rút đơn đăng ký bảo hộ. Yêu cầu rút đơn phải được lập thành văn bản.
(ii) Từ thời điểm người đăng ký rút đơn đăng ký bảo hộ, mọi thủ tục tiếp theo liên quan đến đơn đó bị chấm dứt.
Quý khách click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.