Điều kiện bảo hộ quyền liên quan năm 2024 được quy định như thế nào? Cụ thể, đối tượng quyền liên quan nào đang được pháp luật được bảo hộ? – Hà Nhi (Thanh Hóa).
>> Quy định về quyền tài sản năm 2024 theo Luật Sở hữu trí tuệ
>> Quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu 2024
Điều kiện bảo hộ quyền liên quan năm 2024 được quy định tại Mục 2 Chương I Phần thứ hai Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009, năm 2019, năm 2022) - sau đây gọi tắt là Luật Sở hữu trí tuệ. Cụ thể như sau:
- Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật.
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền liên quan quy định tại Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ.
- Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).
- Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng (sau đây gọi là tổ chức phát sóng).
(Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Luật Sở hữu trí tuệ).
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định về điều kiện bảo hộ quyền liên quan năm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 17 Luật Sở hữu trí tuệ, các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ bao gồm:
(i) Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;
- Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;
- Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 Luật Sở hữu trí tuệ;
- Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(ii) Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;
- Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(iii) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;
- Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
(iv) Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các đoạn (i), (ii) và (iii) Mục 2 này với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.
[Xem nội dung chi tiết TẠI ĐÂY].
Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ - Luật Sở hữu trí tuệ 1. Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. 2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về sở hữu trí tuệ. 3. Tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về sở hữu trí tuệ. 4. Cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng. 5. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ. 6. Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ. 7. Tổ chức, quản lý hoạt động giám định về sở hữu trí tuệ. 8. Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu trí tuệ. 9. Hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ. |