Cho tôi hỏi về chế độ tài chính, hạch toán kế toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quy định như thế nào? – Ngọc Thạch (Thái Nguyên).
Ngày 05/05/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm vi mô có hiệu lực từ ngày 05/05/2023.
Theo đó tại Mục 4 Chương III Nghị định 21/2023/NĐ-CP quy định về chế độ tài chính, hạch toán kế toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô áp dụng từ ngày 05/5/2023 như sau:
Căn cứ Điều 36 Nghị định 21/2023/NĐ-CP, quản lý vốn hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được quy định như sau:
- Vốn thành lập;
- Quỹ dự trữ bắt buộc;
- Kết quả hoạt động chưa sử dụng.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Quy định về chế độ tài chính, hạch toán kế toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trong suốt quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải bảo đảm duy trì mức vốn hoạt động không thấp hơn mức vốn thành lập tối thiểu quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải thường xuyên đánh giá lại vốn hoạt động. Trường hợp vốn hoạt động chưa đáp ứng quy định tại Mục 1.2 bài viết này, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải báo cáo ngay Bộ Tài chính phương án, thời hạn thực hiện tăng vốn thành lập. Việc tăng vốn thành lập phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:
- Việc tăng vốn thành lập được thực hiện bằng tiền Đồng Việt Nam;
- Không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của các tổ chức, cá nhân khác để bổ sung vốn thành lập;
- Nguồn tăng vốn thành lập bao gồm các nguồn quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
Sau 6 tháng kể từ thời điểm báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại Mục 1.3 bài viết này, trường hợp tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô không thể tăng vốn thành lập theo phương án đã báo cáo, Bộ Tài chính đình chỉ hoạt động tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô theo quy định tại Điều 13 Nghị định 21/2023/NĐ-CP.
Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô thực hiện đầu tư vốn thành lập, quỹ dự trữ bắt buộc theo quy định tại Mục 4 Phần 3 của bài viết.
Căn cứ Điều 37 Nghị định 21/2023/NĐ-CP, ký quỹ được quy định như sau:
- Tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô phải sử dụng một phần vốn thành lập để ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam (trừ những ngân hàng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt).
- Mức tiền ký quỹ bằng 10% vốn thành lập tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 21/2023/NĐ-CP. Số tiền ký quỹ này được duy trì trong suốt thời gian hoạt động của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
- Trong quá trình hoạt động, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chỉ được sử dụng tiền ký quỹ để đáp ứng các cam kết đối với thành viên tham gia bảo hiểm khi dự phòng nghiệp vụ không đủ để chi trả quyền lợi bảo hiểm. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày sử dụng tiền ký quỹ, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô có trách nhiệm bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng.
- Khi thực hiện phân chia tài sản theo trình tự thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động quy định tại Điều 15, Điều 16, Điều 17 Nghị định 21/2023/NĐ-CP, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô được rút toàn bộ tiền ký quỹ theo Quyết định của Hội đồng giải thể.
Quý khách hàng xem tiếp >> Quy định về chế độ tài chính, hạch toán kế toán của tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô (Phần 2)