PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định giải quyết yêu cầu xử lý về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng 2023 như sau:
Bài viết tiếp tục trình bày quy định về việc giải quyết yêu cầu xử lý về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng năm 2023 theo Chương II Phần thứ tư Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Theo Điều 91 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, chứng cứ chứng minh chủ thể quyền tiếp tục được quy định như sau:
Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền là các tài liệu, hiện vật, thông tin về căn cứ xác lập quyền tương ứng theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật số 42/2019/QH14) và được quy định cụ thể như sau:
- Đối với bí mật kinh doanh: bản mô tả nội dung, hình thức lưu giữ, cách thức bảo vệ và phương thức có được bí mật kinh doanh;
- Đối với tên thương mại: tài liệu chứng minh việc sử dụng hợp pháp tên thương mại, lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh sử dụng tên thương mại và quá trình sử dụng tên thương mại;
- Đối với nhãn hiệu nổi tiếng: tài liệu thể hiện các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi bởi khoản 23 Điều 1 Luật số 07/2022/QH15) và giải trình về quá trình sử dụng để nhãn hiệu trở thành nổi tiếng;
- Đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo điều ước quốc tế: các tài liệu, thông tin trong điều ước quốc tế có nội dung về công nhận, bảo hộ chỉ dẫn địa lý hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp;
- Đối với giống cây trồng: Bằng bảo hộ giống cây trồng còn hiệu lực, Quyết định cấp hoặc cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng; hoặc bản trích lục Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và chứng cứ thu thập từ các nguồn theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Quy định giải quyết yêu cầu xử lý về xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng 2023
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Trong trường hợp người yêu cầu xử lý xâm phạm là người được chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, chuyển quyền sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, được thừa kế hoặc kế thừa đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng thì ngoài tài liệu quy định tại các Mục 4.1, Mục 4.2 và Mục 4.3 của bài viết, còn phải xuất trình bản gốc hoặc bản sao hợp pháp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng hoặc văn bản xác nhận quyền thừa kế, quyền kế thừa đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng. Trong trường hợp việc chuyển giao đã được ghi nhận trong văn bằng bảo hộ hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng, Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng quyền sở hữu công nghiệp, giống cây trồng thì các tài liệu trên cũng được coi là chứng cứ chứng minh tư cách chủ thể quyền.
Theo Điều 92 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, chứng cứ chứng minh xâm phạm được quy định như sau:
(i) Các tài liệu, hiện vật sau đây được coi là chứng cứ chứng minh xâm phạm:
- Bản gốc hoặc bản sao hợp pháp tài liệu mô tả, vật mẫu, hiện vật có liên quan thể hiện đối tượng được bảo hộ;
- Vật mẫu, hiện vật có liên quan, ảnh chụp, bản ghi hình sản phẩm bị xem xét;
- Bản giải trình, so sánh giữa sản phẩm bị xem xét với đối tượng được bảo hộ;
- Biên bản, lời khai, tài liệu khác nhằm chứng minh xâm phạm.
(ii) Tài liệu, hiện vật quy định tại đoạn (i) Mục 5 này phải lập thành danh mục, có chữ ký xác nhận của người yêu cầu xử lý xâm phạm.
Theo Điều 93 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, người yêu cầu xử lý xâm phạm phải bảo đảm và chịu trách nhiệm về sự trung thực của các thông tin, tài liệu, chứng cứ mà mình cung cấp.
Theo Điều 94 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, việc nộp đơn và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được quy định như sau:
(i) Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm được nộp cho cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sau đây gọi là cơ quan xử lý xâm phạm).
(ii) Khi nhận được đơn yêu cầu xử lý xâm phạm, nếu thấy yêu cầu xử lý xâm phạm thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác, thì cơ quan nhận đơn hướng dẫn để người nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền hoặc chuyển đơn cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đơn.
(iii) Trong trường hợp đơn yêu cầu xử lý xâm phạm chưa đủ tài liệu, chứng cứ, hiện vật cần thiết, thì cơ quan xử lý xâm phạm yêu cầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ và ấn định thời hạn hợp lý nhưng không quá ba mươi ngày để người yêu cầu xử lý xâm phạm bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết.
(iv) Trong các trường hợp sau đây, cơ quan xử lý xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm, có nêu rõ lý do từ chối:
- Hết thời hạn ấn định quy định tại đoạn (iii) Mục 7 này mà người yêu cầu xử lý xâm phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý xâm phạm về việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, hiện vật có liên quan;
- Hết thời hiệu xử lý xâm phạm theo quy định pháp luật;
- Kết quả xác minh của cơ quan xử lý xâm phạm cho thấy không có xâm phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý xâm phạm;
- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý xâm phạm.
(iii) Trong trường hợp có tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng, cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý xâm phạm hướng dẫn người nộp đơn tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp.
Quý khách click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.