Nhãn hiệu và thương hiệu là gì? Có cách nào để phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không? Xin cảm ơn! – Vũ Thiên (Vĩnh Phúc).
>> Thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam đối với 10 thuốc từ 14/5/2024
>> Quy định về giá tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước năm 2024
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022), nhãn hiệu được hiểu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Hiện nay, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022) chưa có quy định cụ thể về khái niệm của thương hiệu, nhưng có thể hiểu thương hiệu là hình tượng đặc trưng hay dấu hiệu để nhận biết, phân biệt các doanh nghiệp, tổ chức với nhau.
Luật Sở hữu trí tuệ và văn bản sửa đổi, hướng dẫn đang có hiệu lực thi hành |
Phân biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu theo quy định mới nhất năm 2024
(Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Hiện nay, nhãn hiệu và thương hiệu là 02 khái niệm dễ gây sự nhầm lẫn với nhau. Dựa theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022), dấu hiệu để phân biệt nhãn hiệu và thương hiệu bao gồm:
Tiêu chí |
Nhãn hiệu |
Thương hiệu |
Quá trình hình thành |
Hình thành để tránh gây sự nhầm lẫn với các hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác. |
Hình thành trong quá trình sản xuất, kinh doanh và khi người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. |
Đặc điểm |
Có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa (khoản 20 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung 2022). |
Không có dấu hiệu nhận biết vì thương hiệu thường được hình thành trong nhận thức của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. |
Đăng ký bảo hộ |
Được quyền đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu. |
Không được pháp luật bảo hộ. Vì mỗi doanh nghiệp sẽ tự có những. cách xây dựng và phát triển thương hiệu theo cách riêng. |
Nơi đăng ký bảo hộ | Nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ. | Không cần nộp đăng ký bảo hộ. |
Thời hạn |
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm (khoản 6 Điều 93 Luật Sở hữu trí 2005). |
Không xác định được thời gian. |
Căn cứ Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (được sửa đổi, bổ sung năm 2022), đơn đăng ký nhãn hiệu phải đáp ứng đủ các nhu cầu sau đây:
(i) Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
(ii) Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu (nếu có); nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải được dịch ra tiếng Việt; nếu nhãn hiệu là âm thanh thì mẫu nhãn hiệu phải là tệp âm thanh và bản thể hiện dưới dạng đồ họa của âm thanh đó.
(iii) Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
(iv) Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể.
- Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu.
- Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu.
- Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.
(v) Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu.
- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu.
- Các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu.
- Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu.
- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.